Dân Quảng Nam vẫn không sợ dưa hấu?

Hiện thương lái thu mua dưa hấu loại trên 2kg là 3.500đ/kg, tính ra tổng thu một sào dưa hơn 3 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư hết 2 triệu đồng/sào, người dân vẫn có lãi khoảng 1 triệu đồng/sào. Đó là lý do tại sao dân Phù Ninh (Quảng Nam) không sợ dưa hấu.
Ông Trần Ngọc Bằng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phú Ninh, Quảng Nam cho biết: Vụ ĐX 2014-2015, trên địa bàn huyện sản xuất khoảng 438 ha dưa hấu, tập trung ở các xã Tam Phước, Tam Thành, Tam Lộc và thị trấn Phú Thịnh.
Vụ này năng suất đạt 28 tấn/ha, so với năm trước giảm khoảng 7 tấn/ha. Theo ông Bằng, vụ dưa hấu năm trước thương lái thu mua với giá 7-8.000đ/kg thì thời điểm này chỉ mua với giá 3-3.500đ/kg. Với mức giá này, người trồng dưa vẫn có lãi.
“Nếu không ảnh hưởng từ đợt mưa bất thường hồi tháng 3 và thiếu nước tưới thì năng suất vẫn giữ nguyên như năm trước. Bởi giai đoạn dưa ra quả thì gặp đợt mưa lớn, hơn 300ha trên địa bàn huyện ngập úng.
Ngoài ra, trong vụ dưa cũng là thời điểm nâng cấp sửa chữa kênh Phú Ninh, nên một số diện tích thiếu nước tưới, do đó năng suất sụt giảm mạnh”, ông Bằng lý giải.
Cùng với nhân công trong gia đình và thuê 5 người thu hoạch 3,5 sào dưa hấu tại cánh đồng Nà Mèo, lão nông Nguyễn Xuân Hiền (trú khối phố Tam Cẩm, thị trấn Phú Thịnh) cho hay: Vụ dưa này không mấy thuận lợi, đợt mưa lụt bất thường khiến dưa hư hỏng nhiều. Tiếp đó gặp nắng hạn, thiếu nước tưới, nên năng suất giảm.
“Bình thường 1 sào dưa hấu cho năng suất 1,5-2 tấn, nhưng vụ này chỉ đạt khoảng 8 tạ loại trên 2 kg và khoảng 2 tạ/sào loại dưa dưới 2 kg. Với giá bán dưa loại 1 giá 3.5000đ/kg, thu về 2,8 triệu đồng, cộng với dưa loại 2 bán với giá 1.500đ/kg.
Tổng thu mỗi sào được khoảng 3 triệu đồng, trong khi chi phí đầu tư giống, phân bón, thuốc BVTV… hết khoảng 2 triệu đồng, thì có lãi 1 triệu đồng/sào”, ông Hiền hạch toán.
Ông Huỳnh Văn Thống (trú tại thôn 9, xã Tam Thành) cho biết: Gia đình ông trồng 5 sào dưa hấu nhưng chỉ thu về được khoảng 5 tấn dưa. Như vụ trước, cùng với diện tích này, ông thu hơn 7 tấn dưa, với giá bán 7-8.000đ/kg, thu về gần 50 triệu đồng, trừ chi phí thu lãi khoảng 35 triệu đồng.
Thế nhưng vụ này, 5 sào dưa đạt năng suất hơn 4 tấn loại trên 2kg, với giá bán 3.5000đ/kg, cộng với 1 tấn dưa loại dưới 2kg, với giá bán 1.500đ/kg, thu 15 triệu đồng. “Trừ chi phí đầu tư hết 10 triệu đồng, tôi chỉ có lãi khoảng 5 triệu đồng. So với vụ trước thì mất một số tiền quá lớn”, ông Thống ngậm ngùi.
Hiện 438 ha dưa hấu tại huyện Phú Ninh, bà con thu hoạch hơn 50% diện tích, hầu hết số dưa loại 1 được các thương lái thu mua, sau đó đưa đi tiêu thụ các tỉnh thành trong nước, còn loại 2 được thương lái thu mua và bán lẻ tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Theo đó, sản lượng thủy sản nước ngọt là 71 tấn, nuôi nước mặn và nước lợ thu hoạch hơn 17.000 tấn. Sản lượng các đối tượng thủy sản nuôi trồng đạt khá là tôm thẻ chân trắng dẫn đầu với khoảng 7.500 tấn; tiếp đến là cá mú, cá chẽm và một số loại thủy sản khác. Nuôi tôm lót bạt cho thu nhập khá nên diện tích thả nuôi liên tục tăng.

Thời gian hành nghề của anh Tự khoảng 15 - 16 giờ đến tối. Ngồi trên bè, anh móc vào chân 2 - 3 sợi dây cước có con mồi là tôm ni-lông, hai tay dùng hai cái dĩa nhựa làm mái chèo khoác nước từ từ đi tới. Khi mực dính câu, “tín hiệu” báo vào bàn chân, anh kéo nhẹ lên và nhanh nhẹn “tóm cổ” con mực bỏ vào cái kết ngay sau lưng.

Hiện đang mùa mưa bão, không phải là thời điểm thuận lợi cho tàu thuyền ra khơi nên chắc chắn sản lượng sẽ tăng không đáng kể. Ông Nguyễn Trung Hiếu - Trưởng Ban quản lý Cảng cá Hòn Rớ khẳng định: “Không chỉ mất mùa mà giá cá cũng thấp khiến nhiều chủ tàu lâm vào cảnh thua lỗ; một số phương tiện nằm bờ hoặc chuyển đổi sang nghề khác. Hoạt động khai thác khơi xa ngày càng gặp nhiều khó khăn”.

Cụ thể kế hoạch vụ nuôi năm 2015, diện tích nuôi là 90.000 ha, trong đó, nuôi tôm công nghiệp là 3.000 ha; tôm sú- lúa diện tích: 68.000 ha; nuôi tôm quảng canh cải tiến: trên 16 ngàn ha; tôm càng xanh - lúa diện tích: 2.000 ha. Sản lượng tôm phấn đấu đạt 56.000 tấn.

Cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc nhưng tình trạng trên vẫn không mang lại hiệu quả, thậm chí có thời điểm còn bùng phát dữ dội. Thương lái Trung Quốc còn sang tận các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để tổ chức bơm tạp chất gây bất ổn cho cả khu vực. Tình trạng này đã ảnh hưởng đến chất lượng tôm, làm mất uy tín cho thị trường xuất khẩu.