Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dân Quảng Nam dầm mưa gặt lúa nhổ mì chạy bão

Dân Quảng Nam dầm mưa gặt lúa nhổ mì chạy bão
Publish date: Tuesday. September 15th, 2015

Dù ruộng sắn của ông Trương Vĩnh Nho (xã Tam Thăng) nửa tháng nữa mới thu hoạch, nhưng do nước ngập làm thối củ nên ông phải nhổ đem về nhà - Ảnh: Lê Trung

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, đêm 13-9 và rạng sáng 14-9, tại Quảng Nam xảy ra mưa to, gió giật mạnh. ​Sáng 14-9, hàng trăm tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên đã kéo về neo đậu tại âu thuyền Kỳ Hà (huyện Núi Thành, Quảng Nam).

Cuống cuồng gặt lúa, nhổ mì

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, trong lúc neo tàu tránh bão, một tàu cá (chưa rõ số hiệu) của ngư dân xã Tam Quang, huyện Núi Thành, đã bị đắm do ngập quá nhiều nước.

Ngư dân Trần Hò, chủ tàu QNa-91478 TS, cho biết hiện vẫn còn một số tàu chưa về tránh bão kịp, vẫn còn đang tiếp tục vào bờ trong ngày hôm nay.

Trên đất liền, người dân đang cuống cuồng thu hoạch nông sản chạy bão, lũ. Lượng mưa đo được tại TP Tam Kỳ trong sáng nay là 153mm, trung du miền núi từ 54 - 100mm. Mực nước trên sông Thu Bồn, Vu Gia đang thấp hơn báo động 1, khả năng từ báo động 1 đến báo động 2.

Nhiều diện tích hoa màu của người dân ở Quảng Nam bị ngập sâu trong nước từ 0,5-1m.

Sáng 14-9, nhiều người dầm mưa ra ruộng thu hoạch nông sản trong không khí tất bật, lo lắng đan xen. Nhiều ruộng lúa, rau ở xã Tam Thăng cũng bị nước ngập sâu trong nước. Bà con cắt lúa, dùng xe bò chở về nhà để tuốt.

Tại ruộng sắn 5 sào của ông Trương Vĩnh Nho (thôn Vĩnh Bình, xã Tam Thăng, TP Tam Kỳ) nước mưa tràn ngập. Từ sáng, cả gia đình ông phải ra ruộng thu hoạch dù còn một tháng nữa mới đến kỳ thu hoạch.

“Mưa ngập như thế này mà không thu hoạch sẽ bị úng thối hết. Chúng tôi nhổ đem về nhà bán tháo bán để bù lại chi phí, công sức”, ông Nho cho biết. 

Người dân đội mưa thu hoạch nông sản chạy bão, lũ


Related news

Hội thảo khoa học về kỹ thuật sản xuất lươn giống và nuôi lươn thương phẩm Hội thảo khoa học về kỹ thuật sản xuất lươn giống và nuôi lươn thương phẩm

Ngày 24/7/2015, tại hội trường UBND xã Ngũ Lạc - huyện Duyên Hải, Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Trà Vinh, Hội Thủy sản tỉnh Trà Vinh kết hợp Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội thảo khoa học về kỹ thuật sản xuất lươn giống và nuôi lươn thương phẩm cho gần 50 bà con nông dân ở hai huyện, Duyên Hải và Cầu Ngang. Tham gia buổi hội thảo có ông Phạm Nam Dương, Chủ tịch Hội Thủy sản tỉnh Trà Vinh, Thạc sĩ Phạm Thị Thu Hồng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Long, lãnh đạo Hội Nông dân huyện Duyên Hải.

Wednesday. July 29th, 2015
Cựu chiến binh Chung Văn Tuấn nuôi heo rừng cho hiệu quả kinh tế cao Cựu chiến binh Chung Văn Tuấn nuôi heo rừng cho hiệu quả kinh tế cao

Cách đây 10 năm, nhận thấy heo rừng dễ nuôi, nguồn thức ăn cho chúng chủ yếu từ thiên nhiên, cựu chiến binh Chung Văn Tuấn, ngụ xã Tân Điền (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) đã quyết định chọn nuôi và ông đã thoát nghèo nhờ mô hình chăn nuôi này.

Wednesday. July 29th, 2015
Triển vọng từ mô hình nuôi gà Re Triển vọng từ mô hình nuôi gà Re

Với mong muốn được bảo tồn loài vật nuôi truyền thống của người H’re, Chủ tịch UBND xã Ba Vinh (huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) đã lặn lội khắp nơi tìm từng con gà Re về nhân giống. Kết quả bước đầu mang lại hiệu quả ngoài mong đợi với số lượng đàn gà lên đến hàng trăm con, khỏe mạnh và phát triển tốt.

Wednesday. July 29th, 2015
Bồi thường bảo hiểm cho tàu cá ngư dân theo Nghị định 67 Bồi thường bảo hiểm cho tàu cá ngư dân theo Nghị định 67

Đây là hợp đồng bảo hiểm tàu cá đầu tiên theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản trong đó có chính sách bảo hiểm cho ngư dân được cơ quan bảo hiểm bồi thường.

Wednesday. July 29th, 2015
Tăng cường hoạt động quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản Tăng cường hoạt động quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản

Mới đây, Tổng cục Thủy sản phối hợp với Sở NN&PTNT Đà Nẵng tổ chức Hội thảo “Định hướng công tác quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản (NTTS)”.

Wednesday. July 29th, 2015