Dân dồn dập thu hoạch mì vì sợ mưa
Nguyên do trên địa bàn mưa lớn kéo dài, cho nên người dân sợ mì hỏng nên tranh thủ thu hoạch.
Trưa 13.11, ông Đồng Văn Lập- Giám đốc Nhà máy sản xuất tinh bột mì-Công ty cổ phần Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi cho biết:
Trong mấy ngày qua, số lượng mì (sắn) mà nhà máy Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh thu mua của người dân khoảng 800 tấn/ngày, cao hơn so với bình thường trước đó khoảng 200 tấn/ngày.
Nguyên do trên địa bàn mưa lớn kéo dài, cho nên người dân sợ mì hỏng nên tranh thủ thu hoạch.
Hiện giá mua của nhà máy là 1850 đồng/kg cho mì đạt 30 độ bột; cao hơn các nhà máy lân cận từ 20-50 đồng/kg, ông Lập bày tỏ.
Được biết diện tích mì toàn tỉnh hiện khoảng 17.000 ha, năng suất bình quân 30 tấn/ha, với bình quân đạt 27 độ bột.
Vụ thu hoạch mì của người dân trong tỉnh bắt đầu từ khoảng tháng 8 năm trước và kéo dài đến tháng 3 năm sau.
Theo đó 2 nhà máy mì Sơn Hải, huyện Sơn Hà và Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh thu mua được từ 60-70% diện tích, số còn lại người dân bán đi cho các tỉnh bạn.
Related news
Đến xã Vạn Thạnh (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) những ngày này, chúng tôi chứng kiến không ít nỗi buồn của người nuôi khi tôm hùm liên tục chết. Trong khi đó, giá tôm lại liên tục giảm…
Bên cạnh những lo ngại như mất thị trường trong nước, gây xáo trộn quy hoạch một số ngành..., không thể phủ nhận việc thương nhân Trung Quốc (TQ) thu gom nông sản cũng tạo ra một số dấu hiệu tích cực, nếu không muốn nói đây chính là cơ hội để nông dân, doanh nghiệp (DN) Việt Nam trưởng thành hơn, thúc đẩy giao thương, buôn bán giữa hai nước, giảm nhập siêu từ TQ
Tháng 9/2010, nông dân trồng cao su ở Tánh Linh (Bình Thuận) từng điêu đứng khi lần đầu tiên đối mặt với bệnh vàng lá. Đến tháng 5/2011, bệnh vàng lá lại một lần nữa xuất hiện sớm hơn so với dự kiến và có khả năng dịch bệnh sẽ lan rộng trên nhiều diện tích trồng cao su của huyện vào tháng 8, 9 tới
Trong những năm gần đây, ở huyện Dương Minh Châu (DMC), tỉnh Tây Ninh có rất nhiều nông dân đã và đang tự đi tìm cho mình những cung cách làm ăn mới, trong đó có nghề nuôi động vật hoang dã. Bên cạnh một số loài động vật được nuôi như rắn long thừa, cá sấu, nhím, heo rừng… đã có từ trên chục năm thì hiện còn có thêm nghề nuôi ba ba đạt hiệu quả kinh tế cao, đã và đang có chiều hướng phát triển.
Nếu như ở thời điểm đầu năm, giá lợn giống mới chỉ có 30 nghìn đồng/kg thì hiện nay đã tăng lên 120-130 nghìn đồng/kg. Thực trạng trên không chỉ khiến ông Hoàng cũng như trên 200 hộ chăn nuôi lợn hàng hóa ở đây gặp khó khăn mà hàng nghìn hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cũng rơi vào trong tình trạng khan hiếm con giống