Đàn Bò Tăng Gần 1.400 Con So Với Cùng Kỳ

Hiện nay, toàn tỉnh Thái Nguyên có 36.144 con bò, tăng gần 1.400 con so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân đàn bò tăng là do không có dịch bệnh, thị trường tiêu thụ thịt bò trong tỉnh khá tốt, giá bán cao nên người chăn nuôi đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi bò thịt, nhất là giống bò lai Zê-bu, tầm vóc lớn, cho sản lượng thịt cao, chất lượng thịt tốt.
Mặc dù đàn bò tăng nhưng đàn trâu lại có xu hướng giảm. Thời điểm này, toàn tỉnh có gần 70 nghìn con trâu, giảm trên 600 con so với cùng kỳ.
Trâu thường được sử dụng làm sức kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, thời gian qua, việc đẩy mạnh cơ giới hóa vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn đã khiến cho đàn trâu bị sụt giảm. Hiện, người dân chủ yếu chăn nuôi trâu lấy thịt với các giống như trâu nội chọn lọc, trâu lai Muhra.
Năm 2014, tỉnh ta phấn đấu duy trì đàn bò ở mức 31.000 con, đàn trâu 71.000 con. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh có nhiều chính sách hỗ trợ người chăn nuôi, trong đó có chính sách hỗ trợ 100% kinh phí mua vacxin phòng bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng.
Đặc biệt,để nâng cao tầm vóc đàn trâu, bò, tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí muatinh trâu, bò, vật tư phối giống và chi phí vận chuyển, bảo quản tinh; trợ giá số tiền 7 triệu đồng/con cho người dân mua trâu đực giống nội; hỗ trợ kinh phí chọn lọc, bình tuyển, quản lý trâu, bò đực giống số tiền 50.000 đồng/con…
Có thể bạn quan tâm

Tôm thẻ đang có giá cao ngất ngưởng. Ở Sóc Trăng kết thúc vụ nuôi, nhiều người nuôi tôm thẻ chân trắng (tôm thẻ) thành công vẫn tiếp tục thả nuôi tiếp. Hơn nữa dự báo thị trường hút hàng tới Tết.

Sau nhiều năm thiệt hại thì năm 2013 người nuôi tôm ở Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã trúng mùa, trúng giá, trong đó việc nâng cấp hệ thống thủy lợi để cải thiện môi trường vùng nuôi là yếu tố quan trọng cho thành công này.

Vì chạy theo “lợi nhuận khủng” của con tôm mà nhiều nơi bất chấp san phẳng mặt bằng, sử dụng sai mục đích đất, tận thu vô tội vạ nguồn nước ngầm, hủy diệt môi trường và người nuôi đang đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn của thị trường.

Chị Trịnh Thị Tùng, người chứng kiến vụ cá chết ở bè anh Dương Văn Thanh cung cấp thông tin cho cán bộ Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh) về vụ việc cá bớp nuôi trên sông Chà Và chết hàng loạt chiều 25-12.

Mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt có nhiều ưu điểm như: Tận dụng được diện tích đất nhỏ, đầu tư ít, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã phát triển ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong nhiều năm qua. Một số hộ dân ở huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) học tập và triển khai mô hình này bước đầu có hiệu quả.