Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dân Bảy Núi Trồng Chùm Ngây Dưới Tán Rừng Để Thoát Nghèo

Dân Bảy Núi Trồng Chùm Ngây Dưới Tán Rừng Để Thoát Nghèo
Publish date: Saturday. August 2nd, 2014

Hạt chùm ngây 100.000 - 120.000 đồng/kg, lá non 50.000 - 60.000 đồng/kg, giống 15.000 đồng/cây, loài vốn chỉ làm hàng rào giờ có thể mang lại cho nông dân cả trăm triệu mỗi năm.

Chùm ngây có tên khoa học là Moringa oleifera, thích nghi với vùng đất núi, dễ trồng. Tỉnh An Giang đang hỗ trợ nông dân thực hiện dự án “Xây dựng mô hình phát triển cây chùm ngây” ở vùng Bảy Núi ( huyện Tri Tôn và Tịnh Biên) với diện tích 200ha theo hai hướng: sử dụng cho rau sạch và thuốc sạch theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tỉnh An Giang còn có kế hoạch sẽ tập trung xây dựng vùng nguyên liệu 2.000 ha tại 9 xã của hai huyện vùng Bảy Núi, khai thác từng bước 6.000ha đất trồng rừng hiệu quả thấp, qua đó tăng giá trị kinh tế từ 2 triệu đồng/ha/năm lên 20 triệu đồng/ha/năm, tạo việc làm, thu nhập cao cho lao động nông thôn miền núi. 

Ông Trần Văn Hiệp ở ấp Núi Đá Lớn, xã An Phú, Tịnh Biên, cho biết, gia đình trồng 5 công cây chùm ngây ở phía sau triền núi Voi, cây đang cho thu hoạch lá. Trung bình 2 tuần thu hoạch lá non một lần, giá 1 kg lá từ 50.000 - 60.000 đồng, còn hạt giống bán 100.000 đồng/kg. Ngoài ra, gia đình làm vườn ươm cây con, mỗi năm cũng ươm được vài ngàn cây, bán giá mỗi cây giống từ 15.000-20.000 đồng.

Cũng theo ông Hiệp, một công đất ở triền núi khó có thể trồng cây ăn trái cho năng suất cao mà chỉ trồng rừng, và mà đặc biệt chỉ có chùm ngây trồng xen canh với rừng là phù hợp, cho thu hoạch không thua gì so với trồng lúa, trong khi việc chăm sóc lại nhàn hạ hơn. Toàn thân cây chùm ngây là thuốc nên luôn được các công ty chế biến dược phẩm quan tâm đến tận nhà thu mua.

Ông Trần Văn Mì, bí thư xã Lương Phi (Tri Tôn – An giang) cho biết thêm, ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long chỉ có vùng Bảy Núi với khí hậu khô hạn khắc nghiệt là nơi lý tưởng trồng chùm ngây. Hiện huyện Tri Tôn đang thực hiện đề tài: "Bảo tồn, phát triển sản xuất và hướng tới chế biến, tiêu thụ sản phẩm cây chùm ngây".

Đây là chương trình nằm trong dự án xóa nghèo, nhằm cải thiện cuộc sống đồng bào dân tộc Khmer và người trồng rừng phòng hộ khu vực Bảy Núi. Kinh phí cho dự án hơn 1 tỷ đồng. Theo ông Mì, ước tính dự án giải quyết việc làm cho khoảng 300 hộ nông dân tại địa phương và trên 1.000 lao động nông nhàn.

Cây chùm ngây có trong tự nhiên từ lâu đời. Tại vùng núi ở Tịnh Biên, Tri Tôn (An Giang) nhiều nhà trước nay vẫn quen trồng làm hàng rào. Nay bà con mới biết tới các công dụng của nó.

Ông Mì cũng cho biết: Chùm ngây là loại cây thân gỗ, có thể cao tới 5-6m, cây rất dễ trồng, dễ sống,  không kén đất, ít tốn phân, và hầu như “miễn dịch” với sâu bọ. Cây có thể trồng quanh hàng rào, trồng ở những bãi đất trống, trồng dọc đường đi... Trồng khoảng 4-5 tháng là bắt đầu thu lá. Vì thuộc họ cây cổ thụ nên tuổi thọ của chùm ngây kéo dài.

Người dân có thể trồng chùm ngây xen kẽ dưới tán rừng, khi cây cao được 1,5m thì cắt cành, chỗ cắt sẽ đâm ra nhiều tược, khi tược cao lại cắt ngang, lúc đó cây sẽ đâm tược theo cấp số nhân. Chùm ngây trồng khoảng 6 - 8 tháng là có thể thu hoạch được lá hoặc hạt.


Related news

Nuôi Tôm Hùm Lồng Cần Sự Quản Lý Và Quy Hoạch Để Phát Triển Bền Vững Nuôi Tôm Hùm Lồng Cần Sự Quản Lý Và Quy Hoạch Để Phát Triển Bền Vững

Nuôi tôm hùm lồng trên biển ở Việt Nam đã bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ XX và phát triển mạnh từ năm 2000 cho đến nay. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó, cần phải có sự quản lý và quy hoạch một cách hợp lý nhằm đưa nghề nuôi có giá trị kinh tế cao này hướng đến sự phát triển một cách bền vững.

Saturday. May 17th, 2014
Giảm Thiểu Ô Nhiễm Môi Trường Trong Chăn Nuôi Lợn Giảm Thiểu Ô Nhiễm Môi Trường Trong Chăn Nuôi Lợn

Trong những năm qua, ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng của tỉnh Hưng Yên ngày càng phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp, đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân, đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương.

Saturday. June 7th, 2014
Chư Jút (Đắk Nông) Xuất Hiện Bệnh Rệp Sáp Trên Cây Cà Phê Chư Jút (Đắk Nông) Xuất Hiện Bệnh Rệp Sáp Trên Cây Cà Phê

Để giúp nông dân phòng chống bệnh rệp sáp tấn công, ngành Nông nghiệp huyện Chư Jút đã phối hợp với các ngành chức năng và các địa phương hướng dẫn nông dân mua các loại thuốc đặc trị rệp sáp về phun và khuyến cáo nông dân nên tiến hành cắt và tiêu hủy những cành, chùm quả đã bị khô nhằm hạn chế sự phát triển của rệp sáp.

Saturday. June 7th, 2014
Hàm Yên (Tuyên Quang) Phát Triển Nuôi Thủy Sản Hàm Yên (Tuyên Quang) Phát Triển Nuôi Thủy Sản

Khai thác lợi thế có diện tích ao, hồ lớn, những năm qua, phong trào nuôi thủy sản của huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) khá phát triển. Các xã, thị trấn có diện tích ao, hồ lớn đã khai thác tốt để nuôi cá, như: Thị trấn Tân Yên, các xã Tân Thành, Thái Hòa, Yên Thuận…

Saturday. May 17th, 2014
Nhiều Nơi Đang Bị Hạn Nặng Nhiều Nơi Đang Bị Hạn Nặng

Nắng nóng gay gắt và kéo dài đã làm cho nhiều hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh bị khô cạn, dẫn đến nhiều diện tích cây trồng bị thiếu nước tưới, có nguy cơ bị chết khô. tại nhiều địa phương, nước sinh hoạt cho người, nước uống cho gia súc đang bị thiếu trầm trọng.

Saturday. June 7th, 2014