Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyển Giao Kỹ Thuật Chăn Nuôi Cho Nông Dân

Chuyển Giao Kỹ Thuật Chăn Nuôi Cho Nông Dân
Ngày đăng: 16/06/2013

Năm 2012, Trung tâm Giống thủy sản An Giang tổ chức được 108 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi lươn, cá lóc, ếch Thái Lan... cho 2.160 hộ nghèo và cận nghèo; thực hiện 60 mô hình (31 mô hình nuôi lươn, 16 mô hình nuôi ếch, 13 mô hình nuôi cá lóc) tại thị xã Tân Châu và các huyện: Tịnh Biên, Phú Tân, Châu Phú, Chợ Mới và An Phú... đạt kết quả tốt.

Trung tâm Giống thủy sản An Giang còn tổ chức 50 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá lóc, sản xuất lươn giống và kỹ thuật nuôi lươn tại Chợ Mới, Châu Thành, Tân Châu, Tịnh Biên, Tri Tôn... cho 1.500 học viên và triển khai 113 mô hình nuôi trồng thủy sản theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ở huyện Phú Tân, trung tâm hướng dẫn lập dự án và giới thiệu 119 tổ vay vốn, với trên 5.300 hộ được vay gần 50 tỷ đồng phục vụ trồng trọt, chăn nuôi và duy trì hoạt động nhiều ngành nghề thủ công… sau khi đã qua các lớp học nghề.

Nguồn vốn này giúp hơn 2.000 hội viên, nông dân nghèo có điều kiện làm ăn, thoát nghèo và vươn lên trong cuộc sống. Tại xã Hòa Lạc, công tác phối hợp dạy nghề và giải quyết việc làm cho hội viên, nông dân luôn được địa phương quan tâm; tổ chức được 16 lớp dạy nghề kỹ thuật trồng nấm rơm, chăn nuôi bò vỗ béo, nuôi cá lóc, ếch, lươn… cho hơn 350 hội viên, nông dân. Trong đó, có hơn 100 hộ nuôi bò vỗ béo, đạt yêu cầu trên 90% so với trước đây; hiện tại xây dựng được 1 dự án chăn nuôi bò thịt với 12 thành viên tham gia. Ngoài ra, Trung tâm Giống thủy sản An Giang còn hỗ trợ thực hiện 2 mô hình nuôi lươn và cá lóc trong bồn ny-lon (2 ấp Hòa Bình 1 và Hòa An) đạt kết quả cao.

Huyện Chợ Mới được đánh giá là địa phương tổ chức tốt công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho người lao động. Riêng hoạt động Hội Nông dân huyện, trung bình hàng năm phối hợp tổ chức trên 100 lớp dạy nghề, có từ 3.000 – 3.500 hội viên, nông dân tham dự học hỏi kỹ thuật trồng nấm rơm, nấm bào ngư, gừng, rau an toàn và chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản…

Theo ông Nguyễn Văn Trí, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chợ Mới, 70% học viên sau khi học nghề đều có việc làm và thu nhập tương đối ổn định. “Tổng kết 5 năm 2008-2012 về hoạt động dạy nghề và giải quyết việc làm, kết quả làm được của Huyện hội Chợ Mới đều cao gấp 2 đến 2,5 lần so với kế hoạch” – ông Trí cho biết. Năm 2012, hội viên, nông dân 3 xã Bình Phước Xuân, Long Kiến và Hòa Bình cũng đã được quỹ “Hỗ trợ nông dân” của Trung ương Hội Nông dân hỗ trợ vốn vay trên 1,7 tỷ đồng để đẩy mạnh sản xuất và phát triển các mô hình tiên tiến ở nông thôn.

Tại huyện An Phú và thị xã Tân Châu, Hội Nông dân nhiều xã, phường, thị trấn chú trọng phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản và giới thiệu hỗ trợ vốn vay cho hộ có thu nhập thấp, người nghèo; nhất là đối với việc tổ chức dạy nghề nuôi lươn, ếch, cá lóc… theo quy mô kinh tế hộ đã được sự đồng tình của đông đảo nông dân, cán bộ và hội viên.

Bởi, những mô hình này phù hợp với điều kiện tiếp cận của số đông hộ, thời gian thu hoạch ngắn hạn, vốn đầu tư vừa với khả năng của từng gia đình. Theo ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Tân Châu, hội đã phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và Trạm Khuyến nông mở các lớp dạy nghề, huấn luyện kỹ thuật nuôi ếch, cá lóc, lươn… theo nhu cầu thực tế của từng xã, phường. Mỗi lớp học có từ 25 – 30 học viên, được đi tham quan và hội thảo, hướng dẫn tổ chức sản xuất theo quy mô kinh tế hộ.

Các huyện, thị xã, thành phố chú trọng phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản, hỗ trợ giới thiệu vay vốn cho hộ có thu nhập thấp, người nghèo; nhất là tổ chức dạy nghề nuôi lươn, ếch, cá lóc… theo quy mô kinh tế gia đình được sự đồng tình của đông đảo nông dân.

Theo lãnh đạo Hội Nông dân các địa phương, dựa vào nhu cầu thực tế của nông dân, hội viên mà các xã, phường, thị trấn phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và Trạm Khuyến nông tổ chức các lớp dạy nghề, huấn luyện kỹ thuật, như: Nuôi ếch, cá lóc, lươn… theo nguyện vọng của nông dân từng khu vực, mỗi lớp học từ 25 – 30 học viên. Tại các huyện Tịnh Biên, Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn… cũng đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất con giống và nuôi ếch thịt với sự hỗ trợ của Trung tâm Giống thủy sản An Giang và Trung tâm Khuyến nông An Giang nên hiệu quả đem lại về kinh tế và góp phần thúc đẩy sinh hoạt xã hội.


Có thể bạn quan tâm

Mực Khô Rớt Giá, Giá Dầu Tăng Ngư Dân Lo Lắng Mực Khô Rớt Giá, Giá Dầu Tăng Ngư Dân Lo Lắng

Mỗi tàu công suất 500CV tiêu thụ từ 70 đến 75 nghìn lít dầu cho mỗi chuyến đi biển 3 tháng, khi giá dầu tăng thêm 500 đồng một lít, chủ tàu phải đội thêm chi phí gần 38 triệu đồng mỗi chiếc. Trong ảnh: Tàu đánh bắt xa bờ cập cảng Cát Lở lấy dầu, nước đá đi biển.

25/07/2014
Đà Lạt Phát Triển Đô Thị Nông Nghiệp Sạch Đà Lạt Phát Triển Đô Thị Nông Nghiệp Sạch

Theo số liệu thống kê, đến năm 2012 Đà Lạt có 9.451ha đất canh tác. Điều đáng lưu ý là từ năm 2012 đến nay, diện tích đất nông nghiệp của Đà Lạt không còn mở rộng, thậm chí là đang giảm dần vì quá trình đô thị hóa.

02/04/2014
Công Ty TNHH Hùng Cá Đã Đạt Được Chứng Nhận VietGAP Công Ty TNHH Hùng Cá Đã Đạt Được Chứng Nhận VietGAP

Ngày 25/6/2014, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Dịch vụ Thủy sản Việt Nam đã ký Quyết định số 09/QĐ-FITES, chứng nhận VietGAP 04 vùng nuôi của Công ty TNHH Hùng Cá, với tổng diện tích mặt nước nuôi là 104,8 ha, sản lượng dự kiến 41.800 tấn

25/07/2014
Kinh Doanh Thức Ăn Chăn Nuôi Thời Khủng Hoảng Kinh Doanh Thức Ăn Chăn Nuôi Thời Khủng Hoảng

Kinh tế thời hưng thịnh, sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi (TACN) là nghề kiếm được “lãi khủng”. Nay, kinh tế khó khăn, ngành kinh doanh này phải chật vật, cạnh tranh với nhau bằng nhiều chiêu thức để tồn tại.

25/07/2014
Chủ Dưa Thành Con Nợ Chủ Dưa Thành Con Nợ

Tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), những vùng dưa đang vào chính vụ, khắp nơi lỗ hoặc may lắm là hoà vốn, cuộc sống người dân đã nghèo càng nghèo thêm.

02/04/2014