Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đắk Lắk Nuôi Cừu Lấy Thịt Một Mô Hình Làm Kinh Tế Manh Nha Phát Triển

Đắk Lắk Nuôi Cừu Lấy Thịt Một Mô Hình Làm Kinh Tế Manh Nha Phát Triển
Publish date: Thursday. August 21st, 2014

Thời gian gần đây, mô hình nuôi cừu lấy thịt đã được nhiều hộ dân trong tỉnh Đắk Lắk quan tâm và đạt được những thành công, bước đầu đem lại hiệu quả trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

Gia đình anh Tô Đức Hòa, xã Ea Knuếc (huyện Krông Pak), được xem là người tiên phong trong việc nuôi cừu tại Dak Lak. Đi tham quan và học hỏi ở nhiều nơi, thấy ở Ninh Thuận nhiều người nuôi cừu và đem lại hiệu quả kinh tế cao, nên anh chú tâm nghiên cứu kỹ lưỡng và mang về nuôi giống cừu lấy thịt ngay tại trang trại của gia đình.

Đến năm 2006, khi giá cừu và dê xuống thấp, nhiều người bỏ đàn nhưng anh vẫn kiên trì nuôi. Anh Hòa cho biết, kinh nghiệm sau bao năm làm nông nghiệp phải xác định rõ là giá cả lúc lên, lúc xuống nên chắc chắn giá thịt cừu sẽ lên lại.

Quả thật, từ năm 2009 đến nay, thịt cừu đã trở nên phổ biến đặc biệt là được tiêu thụ mạnh ở Đà Nẵng cũng như các tỉnh phía Nam, do vậy giá thịt cừu liên tục tăng và ổn định ở mức khá cao. Hiện thịt cừu có giá trung bình 100.000 đồng/kg.

Cừu có thời gian sinh trưởng nhanh, chỉ sau 8 - 9 tháng là bắt đầu sinh; và nuôi thương phẩm thì chỉ 5 - 6 tháng đạt trọng lượng khoảng 20 kg là có thể xuất bán.... Đàn cừu của gia đình anh Hòa hiện có 70 con, mỗi một lứa như vậy anh chỉ xuất gần nửa đàn, còn lại để gây giống, anh cũng thu vào gần trăm triệu đồng.

Được biết, giá cừu giống không quá cao, chỉ khoảng trên 2 triệu đồng/con. Cừu có tính bầy đàn cao, thường đi kiếm ăn theo đàn nên người chăn nuôi rất dễ quản lý.

Chúng cũng là loài dễ nuôi, mau lớn, ít tốn công chăm sóc, ít bệnh tật, chuồng trại lại đơn giản. Thức ăn của cừu rất đa dạng từ các loại cỏ, lá cây..., đến các loại phụ phẩm nông nghiệp... tuy nhiên, thức ăn thô vẫn là chủ yếu.

Với những lợi thế như vậy, việc nuôi cừu đang được rất nhiều người dân trong tỉnh quan tâm, học hỏi và đã manh nha phát triển ở một số huyện như: Krông Pak, Cư Kuin, Krông Bông. Đây đã trở thành mô hình xóa đói giảm nghèo hiệu quả. Đơn cử như hộ anh Nguyễn Công Thanh, ở thôn 15, xã Ea Ning (huyện Cư Kuin) cũng bắt đầu nuôi cừu lấy thịt từ năm 2012. Hiện đàn của gia đình anh Thanh cũng đã lên đến 40 con.

Anh Thanh cho biết, từ khi biết được về nuôi cừu, gia đình anh đã có thêm một nguồn thu nhập đáng kể. Theo anh Thanh, mỗi năm cừu sinh sản 2 lứa, mỗi lứa 1 con, nhưng cái hay ở chỗ là sinh sản tập trung trong thời gian ngắn, nên không tốn nhiều công chăm sóc. Nuôi cừu về cơ bản thì dễ hơn dê vì cừu là loài động vật rất dễ ăn, sức đề kháng lại cao, ít bị bệnh.

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Hoa Quỳ, Trưởng Phòng Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, việc phát triển nuôi cừu lấy thịt không nằm trong chương trình trọng tâm, trọng điểm của tỉnh. Các mô hình hiện tại được người dân tự tham quan, học hỏi và phát triển tại hộ gia đình.

Vì vậy, bà con nông dân cần nghiên cứu kỹ về cách thức chăn nuôi, đề phòng dịch bệnh. Quan trọng hơn, bà con cần có những phương án phát triển lâu dài để tránh tình trạng: khi giá lên thì phát triển tràn lan còn giá xuống thì bỏ đàn.


Related news

Điều kỳ diệu ở Kim Bình Điều kỳ diệu ở Kim Bình

Góp sức làm nên cuộc Cách mạng Tháng 8 thành công, không thể không kể đến các địa danh đỏ - là nơi nuôi giấu cán bộ, là nơi tập hợp những cán bộ, chiến sĩ ưu tú. Trước đã anh dũng, kiên cường, còn nay các địa chỉ đỏ vẫn sáng ngời trên con đường phát triển kinh tế, làm giàu cho quê hương.

Saturday. September 5th, 2015
Khoai tây Trung Quốc hết cửa trộn đất đỏ để đội lốt Khoai tây Trung Quốc hết cửa trộn đất đỏ để đội lốt

Trong khi tình trạng khoai tây Trung Quốc được nhập về Đà Lạt và trộn thêm đất đỏ để “đội lốt” khoai tây Đà Lạt ngày càng tràn lan thì mới đây, Lâm Đồng đã xác định động cơ của hành vi trộn đất đỏ Đà Lạt vào khoai tây Trung Quốc trước khi đưa đi tiêu thụ là hành vi “gian lận thương mại” và yêu cầu điều tra để làm rõ.

Saturday. September 5th, 2015
Phối hợp thực hiện tốt chính sách tín dụng cho nông nghiệp nông thôn Phối hợp thực hiện tốt chính sách tín dụng cho nông nghiệp nông thôn

Chiều 5/9/2015, Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh cùng tổ chức tổng kết 5 năm triển khai thực hiện các văn bản thỏa thuận liên ngành; triển khai Nghị định 55/2015/NĐ- CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp - nông thôn. Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn tới dự.

Sunday. September 6th, 2015
Xây dựng nông thôn mới vì sự phát triển của Sơn La Xây dựng nông thôn mới vì sự phát triển của Sơn La

Sau 5 năm thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng Nông thôn mới, tỉnh Sơn La đã đạt được nhiều kết quả trên lĩnh vực tam nông cũng như rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý về xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở miền núi.

Sunday. September 6th, 2015
Đại gia nước mắm xứ Thanh từng gõ cửa nhà dân để chào hàng Đại gia nước mắm xứ Thanh từng gõ cửa nhà dân để chào hàng

Từng phải bươn chải, lăn lộn và “cõng” từng lít nước mắm đi bán dạo, thậm chí gõ cửa nhà dân để chào hàng, anh Hoàng Thăng Vích (45 tuổi, ở khu phố Bắc Kỳ, phường Trung Sơn, thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa) giờ đây đã có được thương hiệu nước mắm Phương Vích nổi tiếng.

Sunday. September 6th, 2015