Đặc sản cua đồng mùa nước nổi giá cao vẫn cháy hàng

Cua đồng sinh sản nhiều vào mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch nhưng có nhiều nhất vào tháng 8. Lượng cua đồng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết và lượng mưa. Hiện, cua đồng được thu mua tại các cánh đồng Campuchia và phân loại bán vào các nhà hàng, quán ăn lớn.
Cua đồng mùa nước nổi sinh sản nhiều, chất lượng thịt ngon nên được xem là đặc sản mùa lũ. Theo nhiều người có kinh nghiệm, năm nay lượng mưa ít, nước lũ nhỏ nên sản lượng cua đồng ít và giá luôn ở mức cao. Bình quân mỗi ngày cơ sở thu mua và xuất bán từ 1 - 3 tấn/ngày chỉ đạt mức 2/3 sản lượng bình thường.
Mùa cua đồng, ngoài việc giúp các cơ sở phát triển kinh tế thì cũng mang lại thu nhập khá cho các nông dân làm thuê tại các cơ sở thu mua và chế biến cua đồng. Mỗi công nhân làm thuê có thu nhập từ 100.000 - 200.000 đồng/ngày. Hiện nay, giá cua đồng thịt được bán từ 30.000 - 40.000 đồng/kg; cua đồng xay có giá từ 50.000 - 70.000 đồng/kg.
Trong khi đó, càng cua đồng bán bán tại các chợ huyện đã tăng lên từ 200.000 - 250.000 đồng/kg, cao hơn thời điểm bình thường từ 20.000 - 30.000 đồng, tùy theo độ lớn nhỏ. Cua đồng sau khi được thu mua về sẽ cân và phân loại tại các vựa cua ở huyện Hồng Ngự và Thị xã Hồng Ngự.
Người làm thuê cua đồng có thu nhập khá, từ 100.000 - 200.000 đồng/ngày. Cua được phân loại chuyên chở cho các nhà hàng, quán ăn lớn. Càng cua đồng ở mức giá 200.000 - 250.000 đồng tại các chợ huyện và luôn trong tình trạng hút hàng.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ là 1 loại cây trồng “bén duyên” trên vùng đất cù lao Ngũ Hiệp, nhưng hơn 40 năm có mặt trên vùng đất này, cây sầu riêng đã bám rễ và phát triển trở thành cây trồng chủ lực của tỉnh Tiền Giang; đồng thời đưa xã Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy) trở thành “vương quốc” sầu riêng được nhiều người biết đến.

Anh Trần Phước Trung, cán bộ Ban Phát triển xã Nhị Hà (huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) đưa chúng tôi đến thăm mô hình nhóm cùng sở thích chăn nuôi cừu sinh sản ở thôn Nhị Hà 3. Đây là nhóm nông dân liên kết nuôi cừu đầu tiên ở địa phương được thành lập từ tháng 9- 2014 đến nay.

Ngày 13.4, tại xã Tây Vinh, Trạm Khuyến nông huyện Tây Sơn (Bình Định) đã tổng kết mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học triển khai tại 2 hộ chăn nuôi ở thôn Bỉnh Đức và Nhơn Thuận với diện tích 40m2.

Nhờ áp dụng các biện pháp phòng trừ có hiệu quả, thời gian qua, diện tích chôm chôm nhiễm chổi rồng trên địa bàn huyện được kéo giảm đáng kể. Trong tổng diện tích 5,7ha chôm chôm bị nhiễm chổi rồng, có 5,5ha nhiễm dưới 30%, 2ha nhiễm từ 30 - 70%. Diện tích chôm chôm đang bị bệnh chổi rồng rải rác tại các xã cù lao.

Xóm Khe Đù, vùng đất xa khuất của xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - nơi có những vườn đồi bốn mùa cho quả chín. Chủ nhân của vùng đất này chủ yếu là người xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên di cư lên từ những năm đầu thập niên bảy mươi của thế kỷ trước.