Đã giải cứu 1.000 tấn hành tím

Tại thị xã Vĩnh Châu, 7-8 nhóm đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tình nguyện luôn tất bật cùng nhân viên của HTX Hành tím Vĩnh Châu đến tận nhà dân để thu mua, đóng gói cung cấp cho các công ty, trường học…
Trong cái nắng oi bức, nhiều ĐVTN vẫn miệt mài thu gom hành tím đưa lên xe tải chở đi tiêu thụ. Quệt vội những dòng mồ hôi trên mặt, anh Nguyễn Minh Tâm, ĐVTN của thị xã Vĩnh Châu, nói: “Dù vất vả nhưng không bằng nỗi khổ của người dân một nắng hai sương sản xuất ra củ hành mà không tiêu thụ được. Thấy bà con bán được hành, tụi này vui lắm”.
Tại Công viên 30-4 của TP Sóc Trăng, điểm bán hành tím giá 10.000 đồng/kg do các ĐVTN tình nguyện đứng ra tổ chức cũng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người tiêu dùng.
Theo ông Nguyễn Thành Duy, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Sóc Trăng, từ giữa tháng 4 đến nay, Tỉnh đoàn đã đứng ra phối hợp với các doanh nghiệp ở Hà Nội, TP HCM, các siêu thị… thu mua hành tím trong dân. Do lượng hành tồn quá nhiều nên những hộ nghèo, cận nghèo sẽ được ưu tiên thu mua trước.
Theo kế hoạch, ĐVTN của Sóc Trăng sẽ hỗ trợ thu mua hành cho nông dân trong vòng một tháng. LĐLĐ tỉnh Sóc Trăng cũng có văn bản kêu gọi công đoàn viên của tỉnh mỗi người mua 5 kg hành tím giúp dân.
Ông Nguyễn Chí Công, Phó Chủ tịch UBND thị xã Vĩnh Châu, thừa nhận việc “giải cứu” đang thực hiện chỉ là giải pháp tình thế chứ không thể bền vững. “Muốn hành tím không bí đầu ra, ngay từ bây giờ, địa phương và các ngành chức năng của tỉnh phải gấp rút xúc tiến quảng bá, mở rộng thị trường nội địa cho hành tím, đặc biệt là hệ thống siêu thị. Bởi lẽ, hành tím được trồng rộ ở Vĩnh Châu hàng chục năm qua nhưng chúng ta vô tình “lờ” đi thị trường nội địa, chỉ tập trung cho xuất khẩu” - ông Công thừa nhận.
Có thể bạn quan tâm

Vốn gắn bó với cây trồng truyền thống là cà phê nhưng ông Hoàng Ngọc Tứ ở thôn Gia Thạnh, thị trấn Đinh Văn (Lâm Hà - Lâm Đồng) vẫn không ngừng tìm tòi, học hỏi để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nâng cao thu nhập cho gia đình.

Hươu là động vật hoang dã dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc lại mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là những lợi thế góp phần làm nên hiệu quả từ mô hình nuôi hươu lấy nhung của nông dân Trương Đình Phú, trú tại phường Hương Xuân (TX Hương Trà - Thừa Thiên Huế).

Đứng cạnh đám cỏ trồng cao không quá gang tay, ông Nguyễn Văn Tấn ở xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân, Phú Yên) cho biết: “Nắng quá khiến đám cỏ trồng bị thiếu nước, không phát triển. Tôi cắt lứa vừa rồi cách nay một tháng, đến nay thân cây không ra thêm lá non nào. Trước đây bỏ ra 30 phút để cắt cỏ về cho bò ăn cả ngày, còn nay mang giỏ ra ngồi “nạo” sát bờ ruộng suốt buổi không đầy giỏ cỏ”.

Theo số liệu thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) huyện Phú Giáo (Bình Dương), tổng diện tích cây cao su bị nhiễm các loại bệnh trên địa bàn huyện trong 6 tháng đầu năm 2014 là 12.749 ha, trong đó có 12.698 ha cao su bị nhiễm bệnh phấn trắng với tỷ lệ bệnh là 15 - 75%.

Từ góc độ khoa học trên, liên hệ với thực tế SX ngô trong các vụ xuân và HT ở các tỉnh phía Bắc nước ta có thể xác định ra 3 nguyên nhân chính gây nên hiện tượng ngô không hạt.