Đã Xuất Khẩu Hơn 5 Triệu Tấn Gạo
Lũy kế xuất khẩu gạo từ đầu năm đến nay đạt 5,037 triệu tấn.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ ngày 1-10 đến 23-10, cả nước đã xuất khẩu được 249.411 tấn gạo, trị giá FOB 110,656 triệu USD, trị giá CIF 117,276 triệu USD.
Như vậy giá gạo xuất khẩu bình quân chỉ đạt 443,67 USD/tấn FOB, tuy có giảm nhẹ so với mức giá xuất khẩu bình quân của nửa đầu tháng 10 là 458,35 USD/tấn, song vẫn cao hơn mức giá xuất khẩu 439,11 USD/tấn của tháng 9.
Cũng theo VFA, trong tuần đến 23-10, giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục nhích nhẹ. Cụ thể, giá lúa khô tại kho loại thường dao động từ 5.700 - 5.800 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.850 - 5.950 đồng/kg, tăng 50 đồng so với tuần trước đó.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 7.550 - 7.650 đồng/kg tùy từng địa phương, tăng 150 đồng/kg so với tuần trước đó; gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 7.400 - 7.500 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương, tăng 100 đồng/kg.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 8.900 - 9.000 đồng/kg, gạo 15% tấm 8.550 - 8.650 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 8.000 - 8.100 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương, tăng 50 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm
Mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò hay còn gọi là mô hình 2 B “bắp-bò” là một trong những mô hình được người dân áp dụng phổ biến hiện nay, đem lại hiệu quả kinh tế cao so với trồng lúa. Bởi đặc điểm của loại hoa màu này là thời gian sinh trưởng khá ngắn, mỗi năm nông dân có thể sản xuất từ 3 - 5 vụ.
Nắng nóng kéo dài, cỏ trồng bị héo úa, người dân ở các xã ven biển huyện Tuy An (Phú Yên) phải đào ao lấy nước tưới cỏ, đảm bảo nguồn thức ăn cho bò. Có gia đình đầu tư hệ thống tưới nước tự động bằng béc (vòi phun) tưới cỏ để có thức ăn cho bò trong mùa nắng hạn.
Những năm qua, nghề chăn nuôi bò đã giúp nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh An Giang “xóa đói giảm nghèo”. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, cuộc sống của họ đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình, bởi tổng đàn bò tăng không đáng kể, lợi nhuận tàm tạm, cuộc sống giậm chân tại chỗ…
Ông Trần Thanh Hoàng, Phó Trưởng phòng Kinh tế TX. Gò Công (Tiền Giang) cho biết, thống kê sơ bộ đến thời điểm hiện nay cho thấy, toàn thị xã có 281 căn nhà nuôi chim yến nhưng phong trào xây nhà đã tạm đứng lại.
Trong thời gian gần đây, nhiều vùng nông thôn đã xuất hiện những hộ nông dân phát triển chăn nuôi gà với số lượng hàng 100 con, hàng 1000 con mang lại hiểu quả kinh tế khá cao. Nuôi gà không chỉ cải thiện cuộc sống, bữa ăn hàng ngày mà còn cho thu nhập vài chục triệu đồng đến cả vài trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo quy mô.