Đà Nẵng có thêm một HTX dịch vụ hậu cần nghề cá được thành lập
HTX có 7 thành viên sáng lập, với vốn điều lệ 12 tỷ đồng, do Lê Văn Sang (SN 1985, trú phường Thuận Phước - chủ tàu hậu cần nghề cá lớn nhất cả nước và tàu vỏ thép Sang Fish 01) làm Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc.
Đây là HTX được thành lập từ việc thừa kế Tổ dịch vụ hậu cần nghề cá khai thác xa bờ số 1 Đà Nẵng. Tổ dịch vụ hậu cần nghề cá số 1 vừa có tàu khai thác xa bờ, vừa có tàu dịch vụ hậu cần, xe ô-tô chuyên dụng, có hệ thống đại lý trong và ngoài thành phố để tiêu thụ sản lượng từ trên 300 - 500 tấn hải sản/tháng của tổ và nhiều tàu cá khác.
Sau khi HTX ra đời, đối với dịch vụ hậu cần trên biển, HTX tập trung thu mua hải sản, cung ứng dầu, nước đá, nước ngọt và nhu yếu phẩm khác. Đối với dịch vụ hậu cần trên bờ, sẽ cung ứng nước đá, dầu, nhu yếu phẩm, rau củ quả. Ngoài ra, còn tiêu thụ sản phẩm của thành viên, dịch vụ tín dụng nội bộ…
Trước đó, vào cuối tháng 6-2015, UBND quận Sơn Trà cũng đã thành lập HTX dịch vụ hậu cần nghề cá Sao Đỏ, do ông Lương Văn Long làm giám đốc.
Có thể bạn quan tâm
Lực lượng chức năng huyện Núi Thành (Quảng Nam) vừa tổ chức đợt kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính 23 hộ với 26 ao nuôi tôm thẻ chân trắng trái phép trên địa bàn xã Tam Tiến.
Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Hồng Phong (64 tuổi - xã Giao Thạnh - Thạnh Phú - Bến Tre). Ông Phong đã nhiều năm điêu đứng vì nghề nuôi tôm sú thâm canh, và nay đang hy vọng vào con tôm thẻ chân trắng.
Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản của người dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói chung, thành phố Điện Biên Phủ nói riêng phát triển mạnh. Tuy nhiên, đối tượng nuôi chủ yếu là cá rô phi đơn tính và một số loài cá truyền thống mà chưa phát triển được một số đối tượng thủy đặc sản.
Tôm chân trắng là loài thuỷ sản “ngoại nhập” - có nguồn gốc từ Nam Mỹ và được nuôi phổ biến ở nhiều vùng trong tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, Móng Cái là địa phương có diện tích nuôi loài tôm này lớn nhất, với năng suất đạt cao nhất trong tỉnh. Dù vậy, tôm chân trắng ở Móng Cái cũng đang phải đối mặt với không ít vấn đề tồn tại mà để giải quyết được nó thì cần phải xây dựng được thương hiệu cho loài thuỷ sản này.
Tính đến ngày 1.10, tổng đàn gia súc trên toàn tỉnh Tây Ninh đạt 315.534 con - giảm 10% so cùng kỳ, tập trung chủ yếu ở đàn trâu giảm 11,36%, đàn bò giảm 9,74%, đàn lợn giảm 9,96%. Theo Cục Thống kê, nguyên nhân đàn trâu, bò giảm mạnh do không còn đồng trống để chăn thả, vì người dân đã tận dụng hết quỹ đất để trồng cây.