Đà Nẵng có HTX dịch vụ hậu cần nghề cá đầu tiên
Sáng 25/6, UBND quận Sơn Trà tổ chức Hội nghị công bố thành lập HTX dịch vụ hậu cần nghề cá Sao Đỏ, mô hình đầu tiên loại này tại TP. Đà Nẵng.
HTX Sao Đỏ có với 7 thành viên, tổng vốn điều lệ ban đầu là 11 tỷ đồng.
Mục tiêu của HTX nhằm thực hiện hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ hậu cần nghề cá, sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm thủy hải sản nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho các thành viên và người lao động, góp phần phát triển kinh tế, ổn định an sinh xã hội ở địa phương.
HTX sẽ cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá và tổ chức thu mua trực tiếp trên biển tất cả chủng loại thủy hải sản mà ngư dân đánh bắt được, đồng thời cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm phục vụ tàu khai thác, đánh bắt xa bờ và các sản phẩm dịch vụ thủy sản sau đánh bắt, dịch vụ kho đông lạnh…
Ngoài ra, HTX còn có chức năng đóng mới và sửa chữa tàu các loại, nạo vét các công trình biển, xử lý ô nhiễm môi trường, sự cố tràn dầu trên biển, dịch vụ cứu hộ, cứu nạn, đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá.
Ông Bùi Ngọc Dương, thành viên HTX dịch vụ hậu cần nghề cá Sao Đỏ, cho biết hiện nay hoạt động đánh bắt thủy hải sản thường được ngư dân thực hiện ngắn ngày, do nhiên liệu, lương thực dự trữ không đáp ứng nhu cầu đánh bắt hải sản trên biển nên năng suất đánh bắt không cao trong khi nhu cầu hải sản của người dân ngày càng lớn. Bên cạnh đó việc bị các đầu nậu ép giá trong thu mua cũng khiến ngư dân có thu nhập thấp so với công sức lao động.
Do đó, việc thành lập HTX dịch vụ hậu cần nghề cá nhằm tạo việc làm cũng như hỗ trợ ngư dân bám biển dài ngày, nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm đánh bắt tăng hiệu quả kinh tế cho ngư dân.
Vùng biển Đà Nẵng hiện nay có ngư trường rộng trên 15.000 km2, trong đó có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Tổng trữ lượng hải sản các loại trên 1,136 triệu tấn. Sản lượng khai thác hằng năm đạt khoảng 150.000 - 200.000 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản đến nay đã 15 năm. Chỉ thị này góp phần nâng cao ý thức, hạn chế tình trạng khai thác hủy diệt nguồn lợi thủy sản ở các địa phương. Song, để chấm dứt hoàn toàn thì không phải là chuyện dễ.

Trường hợp năng suất thu hoạch thực tế vụ này hơn 70% so với năng suất thu hoạch thực tế cùng vụ năm trước thì được xác định mức thiệt hại dưới 30%.

Từ đầu năm đến nay, tình trạng kinh doanh, vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép đã cơ bản được ngăn chặn, đẩy lùi. Đặc biệt, cơ quan chức năng đã liệt kê, giám sát được các đầu nậu, đường dây, đối tượng chuyên kinh doanh, vận chuyển gia cầm nhập lậu.

Do ảnh hưởng của các cơn bão số 10, 11, nhiều hộ nuôi trồng thủy sản ở xã Thạch Hưng (TP Hà Tĩnh) bị thiệt hại nặng nề. Ao hồ sạt lở, hệ thống tiêu thoát bị ảnh hưởng; đặc biệt, nhiều loại thủy, hải sản trong giai đoạn sinh trưởng đều bị trôi theo nước lũ. Không ít mô hình được đầu tư hiệu quả đang gặp khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng và hoàn thiện đề án sản xuất của địa phương.

Những ngày công tác ở vùng trung du Hoài Ân (Bình Định), chúng tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện đẹp như cổ tích về những tỉ phú “chân đất” đi lên từ hai bàn tay trắng. Một trong số đó là người trưởng thôn đa năng, đa tài Mai Văn Rõ (52 tuổi), ở thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây.