Cựu Chiến Binh Thào A Của Làm Kinh Tế Giỏi
“Không chỉ nhiệt tình tham gia các phong trào, hoạt động của Hội Cựu chiến binh mà đồng chí Thào A Của còn là tấm gương tiêu biểu trong việc phát triển kinh tế, tạo việc làm, giúp đỡ người dân xóa đói giảm nghèo, được nhiều người trong xã, huyện học tập làm theo”. Đó là nhận xét của ông Mạ Pố Chừ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Mường Nhé khi nói về cựu chiến binh Thào A Của.
Sau 14 năm tham gia quân ngũ, trong đó có cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, năm 1993 anh Thào A Của, bản Nậm Là, xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé xuất ngũ trở về địa phương bắt tay phát triển kinh tế. Như bao người dân khác, vợ chồng ông chịu khó sớm tối lên nương trồng ngô, cấy lúa nhưng cuộc sống gia đình có năm còn thiếu ăn trong lúc giáp hạt.
Thấy làm nương vất vả mà hiệu quả kinh tế không cao, ông vận động bà con trong bản tập trung khai hoang ruộng trồng lúa nước.
Sau một thời gian tích cực, cả bản đã khai hoang hơn 60ha ruộng, riêng gia đình cựu chiến binh Thào A Của khai hoang hơn 2ha. Qua đó, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, cải thiện điều kiện kinh tế của gia đình. Bên cạnh đó, nhờ có nguồn lương thực cộng với nguồn thức ăn tự nhiên phong phú, dồi dào, gia đình ông mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi đàn gia súc.
Ngoài được Nhà nước hỗ trợ 2 con bò sinh sản, từ số tiền vay mượn và tích cóp của gia đình ông mua thêm 20 con trâu, bò để chăn nuôi. Có thời kỳ cao điểm, gia đình ông nuôi hơn 150 con trâu, bò sinh sản; gần 70 con lợn nái và lợn thịt cùng hàng trăm con gia cầm. Công việc chăn nuôi thuận lợi giúp gia đình ông có nguồn thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Để phục vụ việc khai hoang ruộng nước và đào ao thả cá, năm 2006, gia đình ông bán 50 con trâu, bò lấy tiền đầu tư mua máy ủi, máy xúc với trị giá gần 1 tỷ đồng. Nhờ đó, không những mở rộng diện tích ruộng khai hoang, gần 1ha cây ăn quả với nhiều cây có giá trị kinh tế cao, như: bưởi, cam, quýt… gia đình ông còn đào 4ha ao nuôi cá thương phẩm cho thu nhập từ 80 – 100 triệu đồng/năm.
Ngoài ra, gia đình khai hoang, đào ao thuê cho hàng trăm người dân trong bản và xã. Bên cạnh đó, nhờ có tay nghề và máy móc, ông đứng ra nhận thi công các công trình xây dựng trên địa bàn huyện. Mỗi năm, ông thi công từ 2 – 3 công trình vừa và nhỏ; qua đó, không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình mà còn tạo việc làm cho 25 – 30 lao động có thu nhập ổn định từ 4 – 5 triệu đồng/người/tháng.
Hiện ông đang nhận thi công 4 công trình: Công trình đường giao thông và nước sinh hoạt cho bản Nậm Kè 2, xã Nậm Kè; nhà văn hóa cộng động bản Huổi Núm, xã Nậm Vì và nhà văn hóa bản Nậm Vì, xã Chung Chải.
Thành công trong việc phát triển kinh tế không chỉ giúp cựu chiến binh Thào A Của nuôi các con ăn học nên người (hiện 4 người đang là cán bộ Nhà nước) mà còn giúp gia đình có nguồn thu nhập lên tới hơn 1 tỷ đồng mỗi năm.
Chia sẻ về kế hoạch phát triển kinh tế trong thời gian tới, ông Của cho biết: Bên cạnh việc tiếp tục nhận thi công các công trình xây dựng, gia đình tiếp tục sẽ đào ao thả cá, cùng với đó, là mở rộng chăn nuôi cũng như diện tích cây ăn quả để tăng nguồn thu.
Nguồn bài viết: http://www.baodienbienphu.com.vn/kinh-t%E1%BA%BF/c%E1%BB%B1u-chi%E1%BA%BFn-binh-th%C3%A0o-c%E1%BB%A7-l%C3%A0m-kinh-t%E1%BA%BF-gi%E1%BB%8Fi
Có thể bạn quan tâm
Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích thanh long toàn tỉnh Bình Thuận tiếp tục tăng mạnh. Năm 2014, thanh long tiếp tục trồng mới thêm 3.381 ha, đưa diện tích thanh long trên toàn tỉnh lên 24.000 ha, sản lượng ước đạt 500.000 tấn.
Sầu riêng là một trong những cây ăn trái chủ lực của cả nước và vùng Nam bộ. Những năm qua, tình trạng được mùa, rớt giá thường xuyên xảy ra, nhất là vào mùa thuận do đụng với nhiều loại trái cây khác. Vì thế, rải vụ được xem là giải pháp hiệu quả đang được ngành Nông nghiệp quan tâm triển khai.
Từ nhiều năm nay, xử lý thanh long cho ra quả vụ nghịch được coi là giải pháp hữu hiệu mang lại nguồn thu chính của nhà vườn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Bởi, thông thường giá bán nghịch vụ lúc nào cũng cao hơn chính vụ. Thế nhưng, vào thời điểm này, thanh long đang thu hoạch rộ thì giá bán trên thị trường sụt giảm mạnh, thấp hơn lúc chính vụ.
Anh Nguyễn Văn Sang ở Sông Bình (Bắc Bình - Bình Thuận) đã sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt và tưới phun Israel cho 3.000 trụ thanh long 2 năm nay cho biết: Tôi đầu tư khoảng 300 triệu đồng để bắt hệ thống tưới nhỏ giọt ISRAEL. Tuy vốn bỏ ra khá lớn nhưng bù lại chỉ cần 2 người làm là điều hành tốt việc tưới, bón phân giúp giảm áp lực vào mùa cao điểm phải kêu công lao động rất khó khăn…
Anh Trần Văn Út Lia, ở ấp 4, xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy cho biết, hiện các nhà vườn đang dưỡng cây chuẩn bị xử lý ra hoa để bán dịp tết nên nhiều vườn thanh long chưa thể cho trái ngay lúc này. Mặt khác, trồng thanh long nghịch vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro dịch bệnh trong khi tỷ lệ đậu trái không cao. Trước thông tin thanh long tăng giá mạnh, nhà vườn rất phấn khởi và kỳ vọng giá thanh long ổn định từ nay đến Tết Ất Mùi.