Cướp biển nã đạn thẳng vào ngư dân

Người tử vong là anh Ngô Văn Sinh, tài công tàu KG 94059” - ngày 14-9, Thượng tá Trần Bằng Đức, Phó Trưởng phòng Phòng chống tội phạm ma túy, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang, thông tin.
Cùng ngày, các tàu cá bị tấn công đã cập bến ở Cà Mau. Anh Chao Văn Sáng (huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang), ngư dân đi trên tàu KG 94059, kể lại:
Khoảng 15 giờ 30 ngày 11-9, trong lúc đang bủa lưới trên biển, mọi người hốt hoảng nhận thấy một tàu cao tốc lắp súng máy trước mũi, trên tàu có năm người mặc đồ rằn ri, một người mặc thường phục lăm lăm súng tiểu liên.
“Khi cách chúng tôi chừng 15 m, chúng bất thần nã đạn xối xả. Anh Sinh vội gọi mọi người trốn xuống hầm cá, còn mình ở lại cầm lái. Khoảng 15 phút sau, khi không còn nghe tiếng súng, mọi người lên buồng lái thì thấy anh Sinh đã gục chết” - anh Sáng kể.
Anh Nguyễn Hùng Cường sau khi được phẫu thuật sức khỏe đã ổn định.
Sau khi bắn chết anh Sinh, chiếc tàu cao tốc rời đi tiếp tục tấn công các tàu đánh cá gần đó và bắn gãy nát xương đùi của anh Nguyễn Hùng Cường, cầm lái tàu KG-94811. Anh Cường lập tức được đưa về nhà giàn DK1/10 (trên vùng biển thuộc địa phận Cà Mau) sơ cứu.
Theo nhận định ban đầu từ lực lượng chức năng, khả năng chiếc canô trên của một nhóm cướp có vũ trang, mục đích muốn cướp tàu cá để đòi tiền chuộc. Thượng tá Trần Bằng Đức cho hay hiện vẫn chưa xác định được lực lượng đã gây ra vụ việc kể trên.
Riêng chuyện ngư dân bị tấn công trên biển không phải ít. Trong tháng 8 đã có một ngư dân bị bắn thủng bụng, trên đường chở về đất liền thì tử vong do mất nhiều máu.
Ngồi thất thần bên di ảnh chồng, chị Nguyễn Thị Kim Phương (vợ của nạn nhân Sinh, xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành) cho biết hai tháng trước tàu do anh Sinh làm tài công cũng bị tàu nước ngoài bắt rồi thả ra. Sau khi ở nhà hơn một tháng để lo cho hai đứa con vào năm học mới, anh Sinh vừa đi biển mấy ngày thì bị nạn.
Related news

Huyện Phù Cát (tỉnh Bình Định) hiện có 1.023 tàu thuyền, tổng công suất 112.898 CV, tăng 14.436 CV so với cùng kỳ năm trước. Trong số 365 tàu có công suất 90 CV trở lên, có 294 tàu được tỉnh phê duyệt đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu đánh bắt xa bờ. Trong đó có 53 tàu trực tiếp khai thác đánh bắt xa bờ, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc, đã được hỗ trợ hơn 16 tỉ đồng với 275 chuyến biển.
Tôm giống sạch bệnh EMS chỉ đóng góp 50% khả năng thành công nhưng tôm giống nhiễm bệnh EMS có thể tạo ra gần 100% khả năng thất bại. Chính vì thế, siết chặt chất lượng con giống sẽ là bước đầu tiên quyết định sự thành công của vụ nuôi.

Sau khi thu hoạch dứt điểm lúa mùa vào cuối tháng 2, nông dân huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang tập trung cải tạo đồng ruộng tiếp tục thả tôm nuôi với tổng diện tích gần 40.000 ha. Tuy nhiên, từ đầu vụ đến nay có khoảng 6.000 ha tôm nuôi bị thiệt hại từ 50% trở lên, trong đó hơn 140 ha thiệt hại 100% do ảnh hưởng thời tiết khô hạn, độ mặn cao, thiếu nước và những yếu tố bất lợi khác.

Theo Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, hiện nay tình trạng nghêu chết mới tại vùng ven biển Gò Công đã giảm nhiều so với trước. Theo số liệu ghi nhận từ địa phương, đến nay đã có 1.560,34 ha có hiện tượng nghêu chết với tổng sản lượng nghêu chết ước tính khoảng 16.955 tấn, tương đương giá trị thiệt hại trên 272 tỷ đồng.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), tháng 4 là thời điểm tháng đầu của vụ cá Nam, thời tiết tương đối thuận lợi cho hoạt động đánh bắt thủy sản. Thêm vào đó, nhiều loại hải sản xuất hiện ngay từ đầu vụ nhất là cá cơm, cá ngừ, cá sọc dưa, cá hố... cùng với chính sách phát triển ngành thủy sản nên các địa phương ven biển đã khuyển khích nhiều hộ ngư dân đồng loạt ra khơi bám biển.