Cuối Vụ Giá Tôm Nuôi Nước Lợ Đồng Loạt Giảm

Hiện nay, hầu hết các ao nuôi tôm nước lợ thâm canh và bán thâm canh tại Tiền Giang nói riêng, cũng như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung đang trong giai đoạn phơi ao, cải tạo nền đáy ao, để cắt mầm bệnh. Đối với các đầm tôm quảng canh cải tiến đã ngưng nuôi hơn 1 tháng nay, do không còn nước lợ và tôm thu hoạch hết. Chính vì vậy, hiện nay sản lượng tôm nuôi nước lợ còn rất ít nhưng giá giảm.
Ông Lê Văn Hoàng nuôi tôm ở xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông cho biết, thời điểm này hầu như các ao nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh ở địa phương đều phơi đáy, cải tạo lại ao đầm, để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm chính vụ năm 2015 theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp tỉnh, chỉ còn một vài ao nuôi thả vụ 2 chuẩn bị thu hoạch, nên sản lượng tôm không nhiều nhưng giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng đồng loạt giảm giá trong nửa tháng qua. So với tuần đầu tháng 12/2014, giá tôm sú các loại đã giảm 20.000 đồng/kg, còn tôm thẻ chân trắng giảm 5.000 đồng/kg.
Một thương lái thu mua tôm ở huyện Tân Phú Đông bộc bạch, hiện nay trong tỉnh chỉ còn huyện Tân Phú Đông có số ít ao tôm sú nuôi thâm canh đang nuôi, các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, TX. Gò Công còn một vài ao nuôi tôm thẻ chân trắng, nên sản lượng tôm thu hoạch trong thời gian tới không đáng kể. Tại các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, giá tôm đồng loạt giảm từ 2.000 - 10.000 đồng/kg từ tuần đầu của tháng 12/2014 đến nay.
Theo số liệu thống kê toàn tỉnh Tiền Giang đến nay đã thả nuôi tôm nước lợ trên diện tích 5.357,9 ha, với 2.349,9 triệu giống. Trong đó nuôi thâm canh và bán thâm canh là 3.340,9 ha, nuôi quảng canh cải tiến là 2.017 ha. Tổng sản lượng tôm thu hoạch hơn 20.429 tấn/4.742 ha.
Có thể bạn quan tâm

au một đêm, hàng tấn cá nuôi chết trắng nổi khắp mặt hồ. Tình trạng trên đã diễn ra từ vài ngày nay gây thiệt hại lớn cho hộ nuôi cá, đồng thời khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Một loài cá cực ngon, dáng đẹp, từng xuất hiện vô số trên sông Mê Kông nay đối diện nguy cơ tuyệt chủng, có tên trong Sách đỏ. Giờ đề cập đến tên chúng, những người sống bằng nghề "đâm hà bá" đều lạ lẫm, mỗi người nói về loại cá này một cách…

Cây ca cao có mặt ở TP. Mỹ Tho từ trước năm 1980, lúc bấy giờ do khâu chế biến còn hạn chế và thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, nên hiệu quả kinh tế không cao. Nhiều hộ nông dân ở thành phố đã đốn bỏ cây ca cao và trồng các loại cây ăn trái khác

Ngày 29/2, ông Hồ Văn Ngưm - Trưởng phòng NN-PTNT huyện A Lưới (TT- Huế) cho biết, vài tháng trở lại đây khoảng hơn 40 ha cao su của hàng chục hộ dân ở xã A Roàng bị loài thú lạ về cắn phá gây chết cây trên diện rộng.

Trong những năm gần đây, phong trào trồng xen cây cacao trong vườn dừa, vườn cây ăn trái trên địa bàn huyện Bình Đại, theo dự án phát triển 10.000 ha cacao của tỉnh Bến Tre, được nhiều nông dân hưởng ứng. Ông Phạm Văn Răng, ở ấp Vinh Xương, xã Vang Quới Đông (Bình Đại - Bến Tre) đã trồng thành công cây cacao trên vùng đất phù sa nhiễm mặn cách đây 3 năm.