Hội Nông Dân Tĩnh Gia Đưa Cây Khoai Lang Năng Suất Cao Vào Canh Tác

Hội Nông dân huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đã liên kết với “Trung tâm nghiên cứu cây có củ” thuộc Viện Nông nghiệp Việt Nam, đưa giống khoai lang KL20-209 vào trồng thử nghiệm trên diện tích 15 ha tại xã Tân Dân.
Tham gia mô hình, 120 hộ nông dân được hỗ trợ giống, phân bón, tập huấn chuyển giao kỹ thuật, sau thời gian canh tác 3 tháng, loại giống mới này có năng suất hơn hẳn, mỗi sào cho sản lượng 1 tấn, củ to đều, lượng tinh bột nhiều.
Giá hiện tại ở địa phương là 3.000 đồng/kg, 1 sào khoai lang giống mới này bà con có lãi khoảng 2,5 triệu đồng, cao hơn hẳn các loại cây trồng khác, thời gian canh tác ngắn và đầu tư ít hơn. Nông dân ở các địa phương lân cận có chất đất tương tự như xã Tân Dân sẽ được hội nông dân, phòng nông nghiệp huyện hướng dẫn để trồng đại trà vào vụ xuân năm 2015, đây mới là chính vụ.
Tĩnh Gia có khoảng gần 3.500 ha có thể trồng cây khoai lang, nếu thị trường tiêu thụ ổn định thì đây sẽ là cơ hội để người dân nâng cao thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù là một trong những địa phương có diện tích trồng thanh long nhiều nhất cả nước, song hiện tại, người trồng thanh long ở Bình Thuận lại đang rơi vào tình cảnh khó khăn, do thanh long vừa mất mùa, vừa rớt giá.

Phải tự tìm ngư trường dựa vào kinh nghiệm khiến hiệu quả đánh bắt của ngư dân thấp và dẫn đến nhiều hệ lụy về lâu dài.

UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, hiện cơ quan này đã có kết luận về nguyên nhân gây ra tình trạng ngao chết trắng đồng tại một số huyện ven biển trong thời gian vừa qua.

Nghị quyết XIV của Đảng bộ tỉnh Cà Mau đề ra mục tiêu phát triển đạt 10.000 ha nuôi tôm công nghiệp vào năm 2015. Từ đó, một lộ trình thực hiện cũng được ra đời. Mặc dù trong thời gian gần đây, diện tích nuôi tôm công nghiệp đang phát triển nhanh, nhưng xem ra để đạt được mục tiêu trên vào năm 2015 vẫn còn nhiều khó khăn cần được tháo gỡ.

Theo Bộ NNPTNT, chất cấm trong chăn nuôi hiện nay có 3 chất chính là: Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine (thuộc nhóm Beta-agonist). Từ năm 2002, Việt Nam đã đưa các chất này vào danh mục chất cấm sử dụng trong chăn nuôi.