Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cước phí làm khó trái cây xuất khẩu

Cước phí làm khó trái cây xuất khẩu
Ngày đăng: 29/10/2015

DN than khó

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), kim ngạch XK mặt hàng rau củ, trái cây tươi và chế biến sẵn có mức tăng trưởng khá tốt trong những năm gần đây.

Kim ngạch XK năm 2014 đạt 1,5 tỷ USD.

Vinafruit dự báo trong năm 2015 kim ngạch sẽ đạt trên 1,6 tỷ USD.

Đích ngắm kim ngạch XK 2 tỷ USD sẽ không còn xa đối với ngành này.

Mặc dù thị trường XK trái cây của Việt Nam đã được mở rộng, kể cả những thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc… nhưng trái cây Việt Nam đang phải chịu sự cạnh tranh lớn từ các nước khác trong khu vực, trong đó đặc biệt là Thái Lan.

Sự cạnh tranh này, bên cạnh những thiệt hơn về chất lượng thì giá thành cũng là một tác động chủ yếu.

Nói về vấn đề này, ông Vũ Huy Hòa, Giám đốc DN tư nhân rau quả Bình Thuận cho biết, việc XK trái cây Việt Nam hiện đã có nhiều thuận lợi hơn nhờ những cải cách và hỗ trợ về mặt thủ tục, chính sách nhưng mặt hàng này đang phải gánh khá nhiều chi phí trong quá trình XK khiến giá thành đội lên hơn so với trái cây từ nước khác.

Đơn cử như cước phí vận chuyển, nếu như cước vận chuyển bằng đường hàng không của Thái Lan vào khoảng 3 USD/kg thì Việt Nam lại lên tới 5 USD/kg.

Đây là nguyên nhân chính khiến trái cây Việt Nam và Thái Lan có chất lượng tương đương, thậm chí Việt Nam có những loại ngon hơn nhưng lại chênh nhau về giá theo hướng có lợi cho nước bạn.

Cùng với cước phí vận chuyển là phí kiểm dịch, chi phí xử lý trái cây trước XK, theo ông Hồ Văn Quang, Giám đốc Công ty TNHH Rau quả nhiệt đới, chi phí này cũng đang cao hơn so với mặt bằng chung, gây ảnh hưởng đến giá thành XK trái cây.

Nguyên nhân do khu vực miền Nam hiện giờ chỉ có một nhà máy chiếu xạ hoạt động, nên không những gây ùn ứ hàng vào thời gian cao điểm mà giá thành cũng cao hơn.

Chia sẻ với phóng viên Báo Hải quan về thực trạng trên của các DN XK trái cây Việt Nam, ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng thư ký Vinafruit cho biết, các DN đang gặp phải khó khăn tứ bề, trong đó, ảnh hưởng chủ yếu từ cước phí vận chuyển.

Đặc thù của trái cây tươi XK là phải đi bằng đường hàng không nhưng với giá cước cao như hiện nay thì các DN không những mất sức cạnh tranh mà còn “ngại” XK.

Vấn đề này phía Hiệp hội đã nhiều lần kiến nghị với các hãng hàng không, nhưng đến nay vẫn chưa có những ưu đãi, hỗ trợ hợp lý hơn.

Thiếu sự liên kết

Tổng kim ngạch XK trái cây Việt Nam nhiều năm qua cho thấy, số lượng này vẫn còn quá ít so với các mặt hàng khác.

Chính vì thế, theo ông Nguyễn Văn Kỳ, nguyên nhân không giảm chi phí được các hãng hàng không đưa ra là trái cây Việt Nam XK còn quá ít nên không thể chuyên chở bằng một máy bay riêng với dịch vụ trọn gói mà phải đi chung với vận tải hành khách.

Cùng với đó, đại diện một DN chuyên làm dịch vụ vận chuyển, XK trái cây tươi tại TP.HCM cho rằng, để sản phẩm như trái cây tươi đủ điều kiện, tiêu chuẩn XK sang nước khác thì các công đoạn về vận chuyển, kiểm soát phải được thực hiện nghiêm ngặt theo đúng quy trình.

Tuy nhiên, có một thực tế là vùng trồng trái cây của Việt Nam như thanh long ở Bình Thuận, xoài ở Đồng Tháp, An Giang… lại đang cách khá xa so với trung tâm nên DN phải tốn nhiều chi phí về xe vận tải lạnh, bảo quản trong kho lạnh và hao hụt số lượng trái cây trước khi XK…

Cũng theo vị này, khi vận chuyển bằng đường hàng không, lượng hàng XK của Thái Lan có khi lên tới vài chục tấn/chuyến nên họ hoàn toàn có thể thuê riêng một chuyến bay để vận chuyển nên giá thành được rẻ hơn là lẽ đương nhiên.

Trong khi đó, vào nhiều thời điểm, lượng hàng XK của Việt Nam chỉ có khoảng 2-3 tấn, phải đi chung với máy bay chở khách, dịch vụ hậu cần phải thuê riêng nên DN phải chịu mức cước phí cao cũng là điều không tránh khỏi.

Do đó, các DN XK trái cây của Việt Nam nên có phương án liên kết lại với nhau, cùng tập hợp hàng hóa thành một lượng hàng lớn để có thể giảm những cước phí liên quan đến XNK.

Phương án liên doanh, liên kết cùng hợp tác trong hoạt động sản xuất, XK không chỉ riêng đối với mặt hàng trái cây mà nhiều sản phẩm khác cũng đã được các chuyên gia và DN nói đến tại nhiều cuộc hội thảo, hội nghị và ngay cả chính Hiệp hội ngành nghề cũng mong muốn, nhưng hiện chưa có cách nào giải quyết.

Việc thực thi vẫn còn vướng nhiều khó khăn khi một số DN cho rằng họ là DN nhỏ, lượng XK ít, mặt hàng mang tính thời vụ và khách hàng đã đặt sẵn nên không thể đi chung, một số lại lo ngại những cạnh tranh không lành mạnh về giá…

Chính từ những nguyên nhân chưa tìm ra cách giải quyết như trên, các DN XK trái cây của Việt Nam còn bị đứng vào thế yếu khi cạnh tranh với trái cây từ các nước khác trên thế giới, đặc biệt ngay cả các nước trong cùng khu vực ASEAN.


Có thể bạn quan tâm

Cá Lau Kiếng Không Chỉ Làm Cảnh Mà Còn Là Món Ngon Cá Lau Kiếng Không Chỉ Làm Cảnh Mà Còn Là Món Ngon

Cá lau kiếng còn gọi là cá dọn bể hay cá tỳ bà, loại cá nước ngọt, có xuất xứ từ Nam Mỹ được người chơi cá cảnh trong nước nhập về để nuôi làm cảnh, nhưng sau đó phát tán ra môi trường tự nhiên khiến chúng sinh sôi và xuất hiện tại hầu khắp các sông, rạch, ao, hồ tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL trong những năm gần đây.

12/01/2015
Tăng Cường Phòng, Chống Dịch Bệnh Thủy Sản Tăng Cường Phòng, Chống Dịch Bệnh Thủy Sản

Nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, các chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản về nguy cơ, tác hại của bệnh dịch trong nuôi trồng thủy sản, góp phần phát triển nghề nuôi trồng thủy sản an toàn và bền vững, nhiều địa phương đã lên kế hoạch và chuẩn bị kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi năm 2015.

12/01/2015
Xuất Khẩu Thủy Sản 2015 Không Quá Lạc Quan Xuất Khẩu Thủy Sản 2015 Không Quá Lạc Quan

“Với kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 7,92 tỷ USD, vượt kế hoạch hơn 1 tỷ USD, đây là một năm rất thành công, nhưng cũng là năm đầy vất vả của cả nông dân và doanh nghiệp (DN)”, đó là nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tại buổi gặp gỡ báo chí TPHCM ngày cuối năm 2014.

12/01/2015
Bạc Liêu Nghiên Cứu Thành Công Mô Hình Sản Xuất Nghêu Giống Và Nuôi Cá Sặc Rằn Bạc Liêu Nghiên Cứu Thành Công Mô Hình Sản Xuất Nghêu Giống Và Nuôi Cá Sặc Rằn

Sở KH-CN vừa nghiệm thu 2 dự án khoa học gồm: Dự án xây dựng mô hình sản xuất nhân tạo nghêu giống ở tỉnh Bạc Liêu và Dự án sản xuất giống và nuôi cá sặc rằn trong ao đất và trong ruộng lúa kết hợp. Thành công mang lại từ các dự án trên mở ra cho nông dân cơ hội sản xuất nghêu giống và cá sặc rằn.

12/01/2015
Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Nỗi Lo Đầu Ra Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Nỗi Lo Đầu Ra

Theo nhiều người dân thôn Vinh Bình, ban đầu, nông dân chỉ nuôi cá rô đầu vuông với số lượng ít để khảo nghiệm. Do thấy cá thích nghi tốt, lớn nhanh nên một số hộ đã mạnh dạn mua thêm con giống về nuôi. Ông Hồ Nhâm Bảo - hộ nuôi cá trong thôn chia sẻ: “Trước đây, tôi đã có thời gian nuôi cá trê lai, nhưng lợi nhuận rất ít do địa hình thấp, có năm bị mất trắng do lũ lụt. Cuối năm 2013, thấy cá rô đầu vuông của một số hộ trong thôn thả nuôi lớn rất nhanh nên tôi gửi mua một ít giống về thả thử.

12/01/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.