Củ Mì Rớt Giá, Thương Lái Và Người Trồng Đều Lao Đao
Sau khi giá củ mì tươi tăng cao đến 2.600 đồng/kg ở thời điểm mới bước vào vụ thu hoạch, hiện giá mì tươi bán tại rẫy tụt dốc nhanh chóng khiến cho cả thương lái và nông dân hết sức lao đao.
Niên vụ 2013, toàn huyện Long Thành (Đồng Nai) trồng 2.400 hécta mì, trong đó xã Phước Bình có 700 hécta với đa phần là đất thuê lại. Hiện mì bán tại rẫy có 3 loại giá, mì 30 độ - giá 1.800 đồng/kg, mì 25 độ - giá 1.600 đồng/kg và mì 22 độ - giá 1.400 đồng/kg, trong đó phổ biến nhất là mì 22 độ.
Với giá 1.400 đồng/kg, 1 hécta có thể thu được hơn 20 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lời khoảng 10 triệu đồng. Tuy nhiên, đối với mì bị bệnh hay thuê đất để trồng thì nông dân sẽ huề vốn, thậm chí là lỗ nặng. Đó là lý do những năm gần đây tại xã Phước Bình, người muốn trồng mì thì không có đất, còn người có đất thì chỉ thích cho thuê và nhiều nông dân đã bán mì non cho thương lái.
Có thể bạn quan tâm
Nghề nuôi chim cút tại Đồng Nai đã và đang đem lại mức thu nhập lý tưởng cho không ít bà con nông dân. Nhiều hộ đã tận dụng được hiệu quả kinh tế từ nghề này để thoát nghèo, dần trở nên khấm khá, có hộ nuôi lớn mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Những năm qua, mô hình nuôi dê mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước, Cà Mau. Từ mô hình này đã giúp cho nhiều hộ dân vươn lên ổn định cuộc sống. Trong đó phải kể đến ông Trần Văn Ðường, ngụ ấp Ðông Hưng là một trong những hộ nuôi dê đầu tiên của xã.
Nhìn những quả na dai to đều, nặng trĩu khắp các cành cao, cành thấp mới cảm nhận được nỗ lực chịu thương, chịu khó học hỏi không ngừng của vợ chồng anh Nguyễn Văn Thuyết để có được những bí quyết hay và thành quả của ngày hôm nay.
Đây là mô hình nằm trong chương trình Đề án về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản có nguồn gốc nuôi trồng nhằm mục tiêu tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật giúp người nuôi từng bước tiếp cận với phương thức sản xuất mới từ đó nâng cao trình độ sản xuất, thích hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
Cá chày mắt đỏ là một trong những loài cá bản địa sống ở các sông, hồ tự nhiên khu vực phía Bắc, đến nay trở nên quý hiếm do sản lượng ngày càng suy kiệt. Việc nhân giống cá chày mắt đỏ và phổ biến quy trình nhân giống có ý nghĩa lớn trong bảo tồn đa dạng sinh học tự nhiên, đồng thời gợi mở cho các hộ nuôi trồng thủy sản một hướng phát triển kinh tế tiềm năng.