Công Nghệ Nuôi Gà Mới Ở Công Ty Thái An Ở Bình Định

Công ty TNHH Thái An (tại xã Nhơn Mỹ, thị xã An Nhơn - Bình Định, viết tắt là Công ty Thái An), chuyên nuôi gà thương phẩm và gà giống vừa đầu tư 2 dây chuyền tự động tải thức ăn nuôi gà. Hệ thống được lập trình sẵn, giúp giảm nhiều lao động, tăng lợi nhuận cho người nuôi gà theo phương thức công nghiệp.
Hệ thống tải thức ăn tự động cho gà mà Công ty vừa đầu tư lắp đặt trị giá khoảng 500 triệu đồng, được bố trí trong 2 nhà nuôi (block, mỗi block 1.700 m2). Mỗi dãy được kết nối bởi một đường ống dài đúng theo chiều dài của block. Phía dưới mỗi đường ống, hàng trăm máng ăn được lắp đặt. Máng uống cũng được lắp đặt thành 8 dãy song song với máng ăn, có máy đẩy áp lực cung cấp nước sạch thường xuyên cho gà… Tất cả đều được điều khiển tự động với chương trình đã được lập trình, chỉ cần ấn nút trên bảng điều khiển, thức ăn sẽ được tải đến tận máng ăn cho gà, theo định lượng, giờ giấc định sẵn.
Trước đây, Công ty Thái An nuôi gà gia công cho Công ty CP Thái Lan. Sau khi chấm dứt nuôi gia công, Công ty đầu tư cải tạo hệ thống chuồng cũ, xây thêm chuồng mới. Với 8 block chuồng, Công ty nuôi 140 ngàn con gà ta, lấy trứng giống. Từ nguồn trứng giống này sẽ được cho ấp nở để ra gà giống nuôi thương phẩm.
Chuồng trại của Công ty có hệ thống làm mát bằng hơi nước, có bạt che kín xung quanh, điều khiển hoàn toàn tự động. Với dạng chuồng nuôi kín, hệ thống cho ăn tự động, điều tiết được nhiệt độ, độ ẩm… nên gà ít nguy cơ dịch bệnh, mau lớn. Ông Lý Bảo, Giám đốc Công ty Thái An, cho biết: “Tuy tốn kém ban đầu nhưng hệ thống tải thức ăn tự động rất tiện ích, giảm được công lao động. Mỗi block nuôi gần 12.000 con gà ta, cần đến 16 công nhân, sau khi lắp đặt hệ thống tải thức ăn tự động thì chỉ cần 4 người. Ít tiếp xúc với gà, thì nguy cơ dịch bệnh lây truyền cũng giảm xuống khá nhiều”.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, nông dân vùng Ðồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) đang tập trung xuống giống vụ lúa đông xuân 2013-2014. Theo đánh giá của các nhà khoa học Viện Lúa ÐBSCL, mực nước lũ năm 2013 không cao, tình trạng ngập lụt xảy ra chủ yếu do ảnh hưởng các đợt triều cường.

Để giúp người trồng tiêu hỗ trợ nhau trong đầu tư, phát triển cây tiêu, trao đổi kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây tiêu có hiệu quả, làm cho cây tiêu trở thành cây trồng chủ lực của địa phương, từ đầu năm 2013, Hội Nông dân huyện Hoài Ân (Bình Định) đã thành lập và đưa vào hoạt động CLB sở thích trồng tiêu ở xã Ân Thạnh…

Hữu Lũng là huyện miền núi, đồi rừng chiếm tới 3/4 diện tích canh tác nên nguồn nguyên liệu cung cấp cho nghề nuôi ong rất lớn. Tuy nhiên, trước đây tiềm năng đó chưa được bà con khai thác hiệu quả.

Do giá cà-phê giảm mạnh, giá nhân công tăng cao nên nhiều gia đình ở xã Trường Xuân, huyện Đác Song, tỉnh Đác Nông không thuê người thu hái để cà-phê chín trên cây.

Rời quân ngũ, năm 2000, anh Nguyễn Công Bắc chia tay với quê hương Thường Tín, Hà Tây, đưa vợ và 2 con lên Sơn La sinh sống. Cuộc sống của gia đình anh tạm ổn với thu nhập trung bình 6 triệu đồng/tháng từ trồng rau xanh. Nhưng vài năm sau, do đô thị hóa, những cánh đồng ven quốc lộ 6 khu vực Chiềng Sinh nhường chỗ cho những dãy nhà cao tầng.