Công Nghệ Nuôi Gà Mới Ở Công Ty Thái An Ở Bình Định

Công ty TNHH Thái An (tại xã Nhơn Mỹ, thị xã An Nhơn - Bình Định, viết tắt là Công ty Thái An), chuyên nuôi gà thương phẩm và gà giống vừa đầu tư 2 dây chuyền tự động tải thức ăn nuôi gà. Hệ thống được lập trình sẵn, giúp giảm nhiều lao động, tăng lợi nhuận cho người nuôi gà theo phương thức công nghiệp.
Hệ thống tải thức ăn tự động cho gà mà Công ty vừa đầu tư lắp đặt trị giá khoảng 500 triệu đồng, được bố trí trong 2 nhà nuôi (block, mỗi block 1.700 m2). Mỗi dãy được kết nối bởi một đường ống dài đúng theo chiều dài của block. Phía dưới mỗi đường ống, hàng trăm máng ăn được lắp đặt. Máng uống cũng được lắp đặt thành 8 dãy song song với máng ăn, có máy đẩy áp lực cung cấp nước sạch thường xuyên cho gà… Tất cả đều được điều khiển tự động với chương trình đã được lập trình, chỉ cần ấn nút trên bảng điều khiển, thức ăn sẽ được tải đến tận máng ăn cho gà, theo định lượng, giờ giấc định sẵn.
Trước đây, Công ty Thái An nuôi gà gia công cho Công ty CP Thái Lan. Sau khi chấm dứt nuôi gia công, Công ty đầu tư cải tạo hệ thống chuồng cũ, xây thêm chuồng mới. Với 8 block chuồng, Công ty nuôi 140 ngàn con gà ta, lấy trứng giống. Từ nguồn trứng giống này sẽ được cho ấp nở để ra gà giống nuôi thương phẩm.
Chuồng trại của Công ty có hệ thống làm mát bằng hơi nước, có bạt che kín xung quanh, điều khiển hoàn toàn tự động. Với dạng chuồng nuôi kín, hệ thống cho ăn tự động, điều tiết được nhiệt độ, độ ẩm… nên gà ít nguy cơ dịch bệnh, mau lớn. Ông Lý Bảo, Giám đốc Công ty Thái An, cho biết: “Tuy tốn kém ban đầu nhưng hệ thống tải thức ăn tự động rất tiện ích, giảm được công lao động. Mỗi block nuôi gần 12.000 con gà ta, cần đến 16 công nhân, sau khi lắp đặt hệ thống tải thức ăn tự động thì chỉ cần 4 người. Ít tiếp xúc với gà, thì nguy cơ dịch bệnh lây truyền cũng giảm xuống khá nhiều”.
Related news

Từ loại trái chín không ai ăn nổi bởi vị chua, không chỉ được bà Võ Thị Cúc (62 tuổi) ở cù lao Long Trị (Trà Vinh) chế biến thành thực phẩm đặc sản, mà còn góp phần bảo vệ rừng bần phòng hộ ven biển.

Đây là cách nói dân dã của nông dân Nam bộ khi đề cập đến chương trình “Công nghệ sinh thái” vừa được UBND tỉnh An Giang và Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) tổ chức chuyển giao kỹ thuật. “Công nghệ sinh thái” là chương trình trồng hoa quanh ruộng lúa và đã qua thử nghiệm tại An Giang, Tiền Giang trong năm 2010 và vụ đông xuân vừa qua.

Cùng với sự phát triển về đô thị, nâng cao tầm hiểu biết, người dân ngày càng có xu hướng quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông sản, đặc biệt là rau củ quả. Nhu cầu sử dụng rau an toàn (RAT) ngày càng tăng, người tiêu dùng đòi hỏi không chỉ về chất lượng rau mà còn phải đảm bảo sạch và an toàn cho sức khoẻ.

Mấy năm gần đây, người trồng vải thiều ở Lục Ngạn (Bắc Giang) khốn khổ vì vải thường được mùa mất giá. Càng khổ hơn vì bị người dân nơi khác lợi dụng thương hiệu sẵn có của vải thiều Lục Ngạn để trục lợi.

Theo sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, hiện nay giá cá tra xuất khẩu tại Trà Vinh ở mức 23.500-24.000 đồng/kg, tăng khoảng 500 đồng/kg so đầu tháng 8