Công cụ mới có thể giúp kiểm tra độc tố trong thủy sản có vỏ dễ dàng hơ
Một số loài tảo đơn bào 2 roi (dinoflagellate) gây ra hiện tượng thuỷ triều đỏ, sinh vật thường thấy trong nước biển, có thể độc hại và được liên kết với tảo gây hại và sự tích tụ vi khuẩn, có thể dẫn đường cho các độc tố di chuyển vào trong mô của động vật có vỏ, từ đó đẩy sự an toàn thực phẩm vào nguy cơ nghiêm trọng.
Mặc dù vi khuẩn cộng sinh được xem là quan trọng trong sự sinh tổng hợp của các chất độc từ các loài tảo 2 roi, sự tương tác của vi khuẩn độc hại này hiện mới chỉ được thiết lập, tạp chí của Hiệp hội Hóa học Hoàng gia cho biết.
Michael Burkart và cộng sự tại Đại học California ở San Diego (UCSD) đã làm việc để tạo ra một công cụ sử dụng kính hiển vi huỳnh quang để phát hiện các dinoflagellate sản sinh ra chất độc trong thủy sản có vỏ.
Nhóm của ông đã để một protein huỳnh quang được hấp thụ bởi các tế bào biển sinh tổng hợp độc tố okadaic acid.
Trong các nghiên cứu cơ thể sống đã chứng minh rằng các mẫu sản sinh ra độc tố sinh học biển okadaic acid xuất hiện trong màu xanh huỳnh quang dưới kính hiển vi.
Các mẫu tương tự mà cho một phản ứng tích cực với máy dò cũng đưa ra các dấu hiệu của vi khuẩn cộng sinh ở thành tế bào của chúng, chứng tỏ sự liên kết vi khuẩn độc hại.
Thí nghiệm của Burkart do đó có khả năng lựa chọn những con vẹm mang trong cơ thể các dinoflagellate sản xinh ra độc tố ở các giai đoạn khác nhau, bằng cách đếm số lượng các tế bào phát sáng.
Việc mô tả bằng hình ảnh động vật có vỏ nhiễm dinoflagelate xác định acid okadaic nhanh hơn nhiều so với các phương pháp hiện nay mà chỉ phát hiện các loài tảo này khi chúng được hấp thu hoàn toàn vào các mô của thủy sản có vỏ.
Phát hiện này là "sự khởi đầu của một công cụ giám sát hữu ích cho sức khỏe cộng đồng", ông Jon Clardy, một nhà nghiên cứu dược lý học tại Trường Y khoa Harvard ở Cambridge, Mỹ.
Ông thực sự ngạc nhiên khi thấy rằng các vi khuẩn đóng một vai trò trong sự sinh tổng hợp các acid okadaic và có thể liên quan đến độc tố tảo.
Burkart cho rằng, nếu phương pháp này có thể được sử dụng với một hệ thống tự động, nó có thể là một công cụ kiểm tra hữu ích cho ngành nuôi trồng thủy sản.
"Người ta có thể tưởng tượng một ứng dụng điện thoại di động sẽ cho phép bạn biết liệu món rau hoặc món hàu có an toàn để ăn hay không.
Có một tiềm năng to lớn trong phương pháp trực quan để kiểm tra chất lượng thực phẩm và sự kết hợp nó với các thiết bị và hệ thống kỹ thuật số hiện đại", ông hình dung.
Có thể bạn quan tâm
Tôm càng nước ngọt Macrobrachium rosenbergii là đối tượng nuôi ngày càng được chú ý hơn do tốc độ tăng trưởng cao, khả năng chịu đựng tốt và đòi hỏi dinh dưỡng về prôtêin rất thấp. ở ấn Ðộ hiện nay, nuôi tôm càng nước ngọt (TCNN) đã có vị trí nhất định trong nuôi trồng thủy sản, sản xuất có lãi và là một nguồn thu ngoại tệ. Khi dân số tăng và nhu cầu thực phẩm ngày càng cao, nhiều người bắt đầu nuôi TCNN nhằm đáp ứng nhu cầu này.
Vì vậy, việc phân biệt giới tính đực cái là điều rất quan trọng trong nuôi thâm canh tôm càng xanh. Tổng kết kinh nghiệm các nơi, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản cho biết:
Nuôi tôm trong ruộng lúa là hình thức canh tác kết hợp giữa Trồng Trọt và Thủy sản. Phương thức nuôi này không những làm giảm việc tranh diện tích sản xuất mà còn góp phần tăng thu nhập trên một mảnh đất, nuôi tôm trong ruộng lúa chẳng những không giảm năng suất lúa mà còn có sản phẩm tôm.
Chất lượng tôm giống là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến tỷ lệ hao hụt, năng suất và hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi tôm càng xanh. Nếu con giống tôm càng xanh kém chất lượng như: Kích cỡ không đều, bơi lội yếu, bị xây sát hoặc gãy chân do đánh bắt, thân có màu trắng đục hoặc có nhiều mầm bệnh, vỏ mềm do mới lột xác...
Ao nuôi được vét bùn sạch, chiều sâu khoảng 2,5m, chiều rộng và dài tùy theo kích thước ao. Bón khoảng 20kg vôi bột cho 100m2 ao, có thể bón thêm vôi khi độ pH chưa đạt mức 7 – 7,5. Bón thêm 40kg phân chuồng hoai và 0,5kg NPK cho 100m2 ao. Sau đó cho nước sông vào đạt độ sâu 1m (nước sông phải qua lưới lọc để tránh cá dữ).