Công bố nhãn hiệu chứng nhận hồ tiêu BR-VT
Từ tháng 3-2013 đến tháng 10-2014, Chi cục Phát triển nông thôn đã phối hợp với Công ty Sở hữu trí tuệ Invenco triển khai dự án “Xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận hồ tiêu BR-VT và xác lập chỉ dẫn địa lý”.
Đến nay hồ tiêu BR-VT đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Trước đó đã có 3 sản phẩm nông nghiệp khác được chứng nhận nhãn hiệu đó là nhãn xuồng cơm vàng, mãng cầu ta và muối Bà Rịa.
Hiện nay, diện tích hồ tiêu của tỉnh khoảng 9.047ha, năng suất đạt hơn 2 tấn/1ha, tập trung ở các huyện: Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc, TP. Bà Rịa.
Có thể bạn quan tâm
Cho đến thời điểm này, mô hình hội đồng ngành hàng như Ban điều phối ngành hàng càphê Việt Nam (được thành lập tháng 7/2013) vẫn được đánh giá là một mô hình khá mới mẻ đối với chúng ta. Làm thế nào để Ban điều phối hoạt động hiệu quả, góp phần nâng cao giá trị hạt cà phê và sức cạnh tranh trên thị trường thế giới vẫn là câu hỏi khó.
Rong nho biển đang là một loại sản phẩm mới ở Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng. Tại Khánh Hòa, ngoài Viện hải dương học Nha Trang, Công ty TNHH Trí Tín cũng đã trồng thử nghiệm 200 g giống được mang đến từ Okinawa (Nhật Bản) từ tháng 10/2005.
UBND TP Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu Sở Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an TP tăng cường công tác phối hợp liên ngành, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu thuỷ sản giống, thuỷ sản nhập khẩu, đặc biệt là cá tầm.
Ngày 20/3, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có công văn gửi Tổng cục Thủy sản thông báo về việc Nhật Bản kiểm tra chỉ tiêu Oxytetracyline với 100% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam.
Ngoài hàng loạt khó khăn như chi phí tăng cao, ngư trường không ổn định đã ảnh hưởng đến nghề khai thác, những chủ tàu đánh bắt cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa luôn canh cánh với nỗi lo bị ép giá. “Được mùa” nhưng lại mất giá và hiện nay là tình trạng ép giá; ngư dân đánh bắt cá ngừ đang còn gặp rất nhiều khó khăn đầu ra cho sản phẩm.