Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Coi Chừng Ngộ Độc Khi Ăn Đặc Sản Sam Biển

Coi Chừng Ngộ Độc Khi Ăn Đặc Sản Sam Biển
Ngày đăng: 01/03/2014

Sam biển là một loại đặc sản vùng biển được nhiều thực khách ưa thích do lạ mắt, thịt ngon chẳng kém gì cua. Tuy nhiên, khi vào mùa sam biển có nhiều trường hợp ăn nhầm “so biển” (có hình dạng gần giống sam biển, mang chất độc) dẫn đến bị ngộ độc, thậm chí bị tử vong.

Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa khu vực Gò Công (Tiền Giang), vừa qua bệnh viện này đã tiếp nhận 3 bệnh nhân bị ngộ độc do ăn nhầm so biển. Ngày 21/2, hai nạn nhân là ông Huỳnh Chẩy và ông Đỗ Văn Dũng cùng ngụ xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đã tử vong, còn ông Nguyễn Văn Mến trú ngụ cùng xã đã qua cơn nguy kịch và đang dần hồi phục sức khỏe.

Trước đó, vào sáng ngày 19/2, ba nạn nhân trên đã tổ chức nhậu mồi sam biển, nhưng do không nhận diện được có phải là sam biển hay không nên đã ăn nhằm so biển. Đến buổi trưa cùng ngày, các nạn nhân đều có triệu chứng tay chân tím tái, khó thở, tê đầu lưỡi, ói mửa…. Nhận thấy có điều khác thường nên người thân đã nhanh chóng đưa đi bệnh viện để cứu chửa.

Ông Huỳnh Văn Phước, ngư dân ở xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) cho biết, ăn sam chủ yếu là ăn trứng. Hàng năm, vào khoảng tháng 10 năm trước đến tháng 2 âm lịch năm sau là mùa sam biển mang trứng, sinh sản. Lúc này, bụng sam cái chứa đầy trứng cũng là thời điểm bắt sam để cung cấp cho người tiêu dùng (chủ yếu ăn trứng).

Do sam thường hay đi thành từng cặp nên ngư dân bắt cũng từ cập nhưng do sam đực không có trứng nên trước đây người ta bỏ, giờ sam đực cũng bị bắt làm thịt. Khi chế biến món ăn, sam chủ yếu lấy trứng, còn thịt thì rất ít (còn phần mai, ruột đểu bỏ). Hiện nay, sam được chế biến thành rất nhiều món như: nướng hành phi, làm gỏi trứng, xào sả ớt, nấu miến hay cháo...

Sam biển với so biển có hình dạng bên ngoài khá tương đồng. Tuy nhiên, để phân biệt so biển với sam biển, theo kinh nghiệm của nhiều ngư dân, chỉ cần chú ý quan sát hình dáng bên ngoài. Sam biển thường sống từng cập, có khối lượng từ 1,5-2 kg khi trưởng thành, tiết diện đuôi có hình tam giác, trên đó có gai nhọn giống như lưỡi cưa. Còn so biển chỉ có kích thướt tối đa 25 cm, trọng lượng dưới 1 kg, đuôi hình tròn, không có gai.

Theo lẽ thường, ngư dân sẽ gỡ bỏ con so biển thả lại biển hay đập chết để tránh bị ngộ độc cho người ăn. Tuy nhiên, có thể do thiếu kinh nghiệm phân biệt hoặc do sơ ý, ngư dân có thể bắt nhầm so biển, người ăn cũng không phân biệt được dẫn đến ngộ độc. Nhiều địa phương cũng gọi so biển là con sam nhỏ nên dẫn đến lẫn lộn.

Theo tài liệu khoa học, chất độc của so biển tập trung ở bộ trứng. Trứng so biển chứa tetrodotoxins có độc tính rất cao như độc tính cá nóc. Nếu ăn nhằm trứng so biển, nạn nhân sẽ nôn mửa, khó thở, sau đó đau bụng, tay chân và môi tê cứng.

Nặng hơn, chất độc còn gây ức chế hoạt động của tim, và suy hô hấp dẫn đến tử vong. Do đó, khi phát hiện người bị ngộ độc so biển trước hết cần cho nạn nhân uống thật nhiều nước, tìm cách gây ói hết thức ăn ra ngoài sớm nhất và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.


Có thể bạn quan tâm

Giảm diện tích cao su trồng mới Giảm diện tích cao su trồng mới

Do biến động giá cao su giảm sâu trong thời gian qua nên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam điều chỉnh giảm diện tích trồng mới năm 2015 tại các doanh nghiệp thực hiện dự án tại các tỉnh Tây Bắc, trong đó có tỉnh Điện Biên. Nhưng, dù kế hoạch giao trồng mới giảm nhiều so với những năm trước, doanh nghiệp vẫn gặp không ít khó khăn khi thực hiện.

01/07/2015
Sức sống mới Chà Cang Sức sống mới Chà Cang

Có dịp trở lại xã Chà Cang, huyện Nậm Pồ vào những ngày cuối tháng 5, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay từng ngày của mảnh đất trước đây còn gặp nhiều “gian khó”. Phóng tầm mắt dọc hai bên đường những ngôi nhà mới khang trang mọc lên san sát nhau tạo nên khung cảnh trù phú, yên vui.

01/07/2015
Ninh Thuận quyết giữ đàn gia súc qua mùa hạn Ninh Thuận quyết giữ đàn gia súc qua mùa hạn

Liên tiếp phải ngưng sản xuất đến 4 vụ do nắng hạn kéo dài, từ tháng 8 năm 2014 đến nay, do vậy, đối với người dân vùng hạn trong tỉnh Ninh Thuận là phải làm mọi cách để bảo vệ đàn gia súc, nguồn thu nhập chính đối với kinh tế gia đình. Cách hiệu quả nhất lúc này đang được nhiều hộ chăn nuôi bò, dê, cừu áp dụng là tận dụng triệt để phụ phẩm nông nghiệp, kết hợp với trồng bắp, trồng cỏ để tạo nguồn thức ăn xanh cho đàn gia súc.

01/07/2015
Long An chủ động phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm Long An chủ động phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm

Nhằm bảo đảm an toàn và ngăn ngừa dịch bệnh lây lan trên đàn vật nuôi, ngay từ đầu năm 2015, Chi cục Thú y đã chủ động điều phối lịch tiêm phòng cho đàn vật nuôi trong tỉnh Long An. Lũy kế từ đầu năm đến nay, ngành đã tiêm phòng 81.569 liều vắc-xin lỡ mồm long móng (LMLM) trên gia súc; 25.484 liều vắc-xin PRRS (tai xanh) trên heo và 4.254.606 liều vắc-xin cúm gia cầm. Đồng thời, chi cục chỉ đạo các trạm thú y tập trung kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh; tiếp tục tiêm phòng vắc-xin LMLM trên gia súc và vắc-xin cúm trên gia cầm.

01/07/2015
Phấn đấu tỷ lệ bò lai Brahman đỏ trên 70% vào năm 2017 Phấn đấu tỷ lệ bò lai Brahman đỏ trên 70% vào năm 2017

Ngày 25.6, Ban Quản lý Chương trình phát triển nhanh đàn bò lai Brahman đỏ của tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Chương trình phát triển nhanh đàn bò lai Brahman đỏ của tỉnh giai đoạn 2015 - 2017. Dự hội nghị có ông Đặng Minh Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

01/07/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.