Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Cỏ xạ hương – thảo dược quý cho tôm

Cỏ xạ hương – thảo dược quý cho tôm
Tác giả: Văn Thái (Lước dịch)
Ngày đăng: 25/12/2019

Một báo cáo mới đây đã cho thấy vai trò và khả năng ứng dụng của cỏ xạ hương trong phòng trị bệnh cho tôm nuôi.

Bệnh hoại tử gan tụy hay còn gọi là EMShội chứng đốm trắng WSSV đang là mối quan tâm của người nuôi tôm trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Chỉ riêng với tỉnh Sóc Trăng trong 8 tháng đầu năm 2018 đã có hơn 6.870 ha tôm nuôi bị thiệt hại trong đó có khoảng 28,39% bệnh đốm trắng, 18,95% bị hội chứng gan tụy cấp còn với Bạc Liêu dịch bệnh đã làm hơn 3.300ha tôm nuôi thiệt hại.

Thời tiết diễn biến thất thường, nắng nóng gay gắt kèm mưa giông đột ngột làm dịch bệnh dễ bùng phát và tình hình thiệt hại có chiều hướng tăng. Bên cạnh việc áp dụng các quy trình nuôi đảm bảo an toàn sinh học thì một biện pháp cũng góp phần giúp ngăn ngừa dịch bệnh trên tôm là sử dụng thảo dược. Thảo dược trong nuôi trồng thủy sản là các hợp chất có từ thực vật như: phenol, polyphenol, alkaloit, quinon – đây là thành phần có trong các loại tinh dầu như dầu tầm xuân (Rosa canina) và tinh dầu rum (Carthamus tinctorius), tinh dầu vỏ cam, tinh dầu húng quế (Ocimum americanum), tinh dầu tỏi... và tinh dầu cỏ xạ hương. Tinh dầu cỏ xạ hương đã được chứng minh có tính kháng khuẩn, kháng nấm và hoạt tính kháng virus.

Khả năng kháng vi khuẩn gây bệnh tôm của tinh dầu xạ hương

Cỏ Xạ Hương có tên tiếng Anh là Thyme, là một loài thực vật có hoa thuộc họ Hoa Môi, cao 30 – 70cm, tạo thành khóm, thân hóa gỗ, mọc đứng hay nằm, phân nhánh nhiều và có lông mịn, được tìm thấy tại nhiều quốc gia châu Âu như Đức, Anh, Pháp và vùng Địa Trung Hải. 

Trong Cỏ Xạ Hương có thành phần chính quan trọng nhất là Thymol, Carvacrol.

Mười tám hợp chất đã được phát hiện trong các hạt nang dầu thyme tương ứng với 96,15% tổng thành phần dầu. Trong đó, Thymol và Carvacrol có hoạt tính kháng virus, vi khuẩn và hoạt tính kháng viêm mạnh, trên người nó được sử dụng để giúp giảm tiết dịch nhầy, giảm đờm, giảm ho, làm thông thoáng đường thở. 

Trong nuôi trồng thủy sản, tôm nuôi được thử nghiệm gây nhiễm với V. vulnicus, V. parahaemolyticus và V. cholerae, và sau đó được cho ăn trực tiếp với tinh dầu cỏ xạ hương đã làm giảm đáng kể số lượng vi khuẩn này trong các mô của chúng (Gracia-Valenzuela et al., 2014).

Trong báo cáo của O. Tomazelli Júnior và cộng sự 2016 đã cho thấy tinh dầu xạ hương dạng vi nang có hoạt tính kháng khuẩn đối với V. parahaemolyticus và V. alginolyticus. Và hàm lượng tinh dầu xạ hương ở mức 0,25 kháng lại V. parahaemolyticus và 0,25 mg/kg thức ăn cũng kháng lại vi khuẩn V. alginolyticus.

Báo cáo cũng cho thấy quy trình sấy phun không có bất kỳ tác động tiêu cực nào đối với hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu xạ hương và có thể được sử dụng để đưa hợp chất này vào thức ăn cho tôm mà không sử dụng chất nhũ hóa độc hại. Do đó, việc sản xuất tinh dầu vi nang bằng cách sấy phun có thể là một kỹ thuật đầy hứa hẹn để giữ ổn định hóa học và hoạt tính kháng khuẩn của cỏ xạ hương và có thể được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản chống lại bệnh liên quan đến V. parahaemolyticus và V. alginolyticys (O. Tomazelli Júnior và cộng sự 2016).

Tính kháng virus gây bệnh đốm trắng trên tôm của tinh dầu xạ hương

Trong báo cáo 2018 của Osmar Tomazelli và cộng sự 28 tháng 8 năm 2018 đã thực hiện thí nghiệm để kiểm tra khả năng bảo vệ tôm thẻ Litopenaeus vannamei chống lại bệnh đốm trắng hội chứng đốm trắng (WSSV) sử dụng tinh dầu xạ hương bổ sung vào thức ăn viên thương phẩm. 

Năm phương pháp điều trị đã được thử nghiệm:

TN1: Tôm không nhiễm - thức ăn viên (TC0, Nhóm đối chứng),

TN2: Tôm nhiễm WSSV - ăn thức ăn viên (TC1, đối chứng dương tính),

TN3: Tôm nhiễm WSSV - thức ăn viên bổ sung 0,1% TEM (0.1), 

NT4: Tôm nhiễm WSSV - thức ăn viên bổ sung 0,5% TEM (0.5), 

TN5: Tôm nhiễm WSSV - thức ăn viên bổ sung 1% TEM (1).

Ở 72 giờ sau nhiễm bệnh, hoạt tính phenoloxidase của tôm được điều trị bằng 1%TEM không có sự khác biệt đáng kể với giá trị TC ( tôm không nhiễm bệnh) nhưng cao hơn đáng kể so với các nghiệm thức khác. Hơn nữa, tôm được điều trị bằng 1% tinh dầu xạ hương cho thấy không có dấu hiệu lâm sàng của nhiễm WSSV và tỷ lệ sống của chúng cao hơn đáng kể so với những hàm lượng khác. 

Từ 2 nghiên cứu trên cho thấy bổ sung tinh dầu xạ hương giúp tôm chống lại mầm bệnh do vi khuẩn và khi bổ sung hàm lượng là 1% thì có khả năng bảo vệ tôm chống lại các triệu chứng bệnh do virus WSSV. Sử dụng tinh dầu xạ hương vi nang có thể giúp chống lại WSSV ở các trang trại nuôi tôm. Những báo cáo này cho thấy tinh dầu xạ hương thực sự là thảo dược quý cho tôm nuôi phòng trị bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật phòng bệnh cho cá nước ngọt trong giai đoạn chuyển mùa Kỹ thuật phòng bệnh cho cá nước ngọt trong giai đoạn chuyển mùa

Bài viết phân tích những nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh cho cá nuôi và kỹ thuật phòng bệnh cho cá nước ngọt trong giai đoạn chuyển mùa.

25/12/2019
Vật liệu xử lý chất bẩn hồ nuôi tôm và nước lũ Vật liệu xử lý chất bẩn hồ nuôi tôm và nước lũ

Trường ĐH Leuven (Bỉ) và Trường ĐH Quy Nhơn phối hợp nghiên cứu, đã đề xuất những giải pháp xử lý nước thải nuôi tôm và nước lũ tại Bình Định.

25/12/2019
Nuôi cá lồng nhựa - Chi phí thấp, hiệu quả cao Nuôi cá lồng nhựa - Chi phí thấp, hiệu quả cao

Chi phí thấp, thân thiện môi trường, hiệu quả cao là một trong những tính năng ưu việt khi áp dụng công nghệ nuôi cá bằng lồng nhựa HDPE trên địa bàn Hà Tĩnh.

25/12/2019