Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Vật liệu xử lý chất bẩn hồ nuôi tôm và nước lũ

Vật liệu xử lý chất bẩn hồ nuôi tôm và nước lũ
Tác giả: Hoàng Anh
Ngày đăng: 25/12/2019

Trên cơ sở hợp tác nghiên cứu ở quy mô phòng thí nghiệm và khảo sát thực địa, dự án do Trường ĐH Leuven (Bỉ) và Trường ĐH Quy Nhơn phối hợp nghiên cứu, đã đề xuất những giải pháp xử lý nước thải nuôi tôm và nước lũ tại Bình Định.

Ngày 4.9, Trường ĐH Quy Nhơn đã tổ chức hội thảo báo cáo kết quả bước đầu triển khai dự án. Đây là một trong hai hoạt động chính của Dự án “Tăng cường năng lực Trường ĐH Quy Nhơn trong việc giải quyết các vấn đề địa phương bằng cách xây dựng chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ”, triển khai trong 4 năm (2016 - 2019).

Mục tiêu của dự án là xây dựng một chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ hóa học tại Trường ĐH Quy Nhơn để nâng cao năng lực nghiên cứu, chuyển giao các giải pháp xử lý, giải quyết các vấn đề được đặt ra ở địa phương liên quan đến hóa học, đặc biệt xử lý nước ô nhiễm. “Việc xử lý nước thải đang là vấn đề lớn của cả nhân loại. Chúng tôi muốn thông qua hợp tác này, các nhà nghiên cứu của tỉnh giải quyết được ngay tại chỗ 2 vấn đề chính: dư lượng kháng sinh trong nước thải hồ nuôi tôm và sự thiếu hụt nguồn nước sạch trong mùa mưa lũ bằng những vật liệu sẵn có, rẻ tiền ngay tại địa phương”, GS.TS Nguyễn Minh Thọ, Trường ĐH Leuven, cho hay.

Kết quả, sau hơn 2 năm tại phòng thí nghiệm và khảo sát thực địa, nhóm triển khai dự án đã chế tạo ra các vật liệu xử lý chất bẩn hồ nuôi tôm và nước lũ. Trong đó, vật liệu xúc tác quang được điều chế từ quặng ilmenite Bình Định kết hợp các nguyên tố, hoặc các vật liệu có khả năng phân hủy các chất bẩn trong nước dưới tác dụng của ánh sáng. Vật liệu hấp thụ được chế tạo, biến tính từ các vật liệu như bã mía, hạt chùm ngây… để loại bỏ các chất bẩn ra khỏi môi trường nước.

Bà Nguyễn Thị Liên, Phó trưởng Phòng KHKT (Sở NN&PTNT) cho biết, lượng phân tôm, thức ăn thừa, nước thải từ các ao nuôi tôm bị dịch bệnh thải ra là một vấn đề lớn và hết sức nguy hại. Tại Bình Định, diện tích thả nuôi tôm khoảng 1.800 ha, đi đôi với đó là ô nhiễm chất thải nuôi tôm. Nghiên cứu thành công sẽ góp phần giúp ngành nuôi tôm phát triển bền vững.


Có thể bạn quan tâm

H2S - “sát thủ” nơi đáy ao tôm H2S - “sát thủ” nơi đáy ao tôm

Khí độc H2S từ lâu đã được xem như một “sát thủ”, có mối liên hệ mật thiết với DO và pH trong ao tôm.

20/11/2020
Nông dân phát triển công nghệ số để quản lý trại hàu tại Australia Nông dân phát triển công nghệ số để quản lý trại hàu tại Australia

Ewan McAsh – một nông dân nuôi hàu tại Australia đã phát triển ứng dụng SmartOysters giúp trang trại của mình giải quyết được các vấn đề thường gặp

21/11/2020
Chiến lược kiểm soát dịch bệnh Chiến lược kiểm soát dịch bệnh

Dịch bệnh luôn là mối lo ngại trong phát triển thủy sản nói chung nhất là với nuôi tôm, bởi đây là nhân tố làm giảm hiệu quả sản xuất, tăng chi phí

21/11/2020
Bột lá hương thảo - Cải thiện tăng trưởng, giảm stress cho cá chép Bột lá hương thảo - Cải thiện tăng trưởng, giảm stress cho cá chép

Rosemary có tác dụng cải thiện tăng trưởng, giảm stress đối với cá chép giống

21/11/2020
Hàu và tôm thẻ - Sự kết hợp hoàn hảo Hàu và tôm thẻ - Sự kết hợp hoàn hảo

Nuôi kết hợp hàu và tôm thẻ có thể hạn chế rất tốt việc ô nhiễm nguồn nước nuôi, từ đó giảm thiểu mầm bệnh đáng kể.

21/11/2020
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.