Có trên 10.000 ha vườn cây ăn quả chuyên canh

Đáng chú ý, trong số kể trên, có trên 10.000 ha vườn trồng cây ăn quả chuyên canh với các giống cây chủ lực, có giá trị kinh tế lớn: sầu riêng, cây có múi, mít siêu sớm, vú sữa lò rèn…
Huyện có lợi thế nằm ven sông Tiền, nước ngọt quanh năm mang nguồn phù sa bồi bổ đất đai, thích hợp để trồng nhiều loại cây ăn quả đặc sản, có giá trị kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng.
Ngoài ra, đúc kết kinh nghiệm đối phó với thiên tai, lũ lụt hàng năm, tỉnh đã đầu tư hoàn thiện hai ô bao ngăn lũ Đông – Tây Bà Rài không những ngăn chận lũ lụt mà còn giúp nông dân tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng phát huy tiềm năng kinh tế vườn cây ăn quả đặc sản, giúp hộ dân tăng thu nhập, đẩy mạnh tốc độ giảm nghèo nông thôn.
Chỉ riêng cây sầu riêng đã mở rộng diện tích vùng chuyên canh lên trên 6.000 ha, lớn nhất tỉnh Tiền Giang, hàng năm mang lại nguồn lợi kinh tế lớn.
Nhờ cây trồng này mà các xã vùng căn cứ kháng chiến cũ trước đây: Long Trung, Long Tiên, Tam Bình, Ngũ Hiệp… đã giàu có hẳn lên.
Ngoài ra, để phát huy tiềm năng và thế mạnh cây ăn quả, huyện Cai Lậy cũng tăng cường khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật canh tác, đặc biệt là xử lý cho trái mùa nghịch tránh tình trạng trúng mùa, mất giá.
Nhờ vậy, thiết thực giúp bà con giải quyết đầu ra hợp lỳ cho nông sản chủ lực, giúp kinh tế vườn chuyên canh trở thành mũi nhọn kinh tế của địa phương thời kỳ đổi mới và hội nhập.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 16-7, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với Sở Nông nghiệp - PTNT và UBND huyện Nà Hang (Tuyên Quang) tổ chức thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản trên hồ thủy điện Tuyên Quang.

Ngày 3/12, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh phối hợp với Đạm Cà Mau và Công ty Bảo vệ thực vật An Giang tổ chức hội thảo đánh giá tình hình triển khai thực hiện mô hình hợp tác 4 nhà trong chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo theo hướng bền vững tại ấp Minh Hà A, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời.

Từng là một trong những xã khó khăn của huyện Tam Nông (Phú Thọ), nhưng những năm qua, với sự chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể và nỗ lực của nhân dân, kinh tế - xã hội của xã Quang Húc đã có sự tăng trưởng khá. Nhiều hộ gia đình đã tận dụng lợi thế địa phương, đầu tư nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp, thu lãi hàng trăm triệu đồng, góp phần thay đổi diện mạo địa phương.

Ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, với tổng diện tích lúa cả nước khoảng 7,8 triệu ha, con số 400 nghìn ha lúa lai không phải là con số lớn. Hiện, nguồn cung giống lúa lai phục vụ sản xuất trong nước đã đáp ứng được khoảng 30%, khoảng 70% còn lại phải nhập khẩu.

Sặc rằn là loài cá sống ở nước ngọt và nước lợ, được nuôi nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tại Bình Dương, việc nuôi cá sặc rằn gặp nhiều khó khăn bởi điều kiện tự nhiên không thuận lợi.