Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cơ sở sản xuất tôm với mật độ cao thắng giải thưởng sáng tạo

Cơ sở sản xuất tôm với mật độ cao thắng giải thưởng sáng tạo
Ngày đăng: 02/11/2015

Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) được biết đến như một nhà lãnh đạo trong việc nuôi tôm tại pazil.

Cơ sở sản xuất với mật độ cao Camanor trên đất liền tái sử dụng nước cho nhiều chu kỳ trong khi vẫn ngăn chặn được suy thoái môi trường và việc sử dụng hóa chất hoặc thuốc kháng sinh.

Tại hội nghị thường niên GOAL của GAA diễn ra ở Vancouver vào tuần tới,khu nuôi thủy sản Camanor Produtos Marinhos Ltda.

Giám đốc Werner Jost sẽ nhận giải thưởng Sáng tạo Đổi mới nuôi trồng thủy sản toàn cầu cho hệ thống đông lạnh và giải thưởng lãnh đạo cho cơ sở AquaScience, điều mà ông gọi là “khái niệm mới trong sản xuất tôm bền vững”  hoạt động tại Natal, pazil.

Ông Jost sẽ phát biểu tại hội nghị GOAL 2015 vào ngày thứ năm, 29 tháng 10, lúc 11:00 sáng.

“ Công nghệ của chúng tôi được đánh giá rất cao ở bên ngoài pazil.Điều đó rất là hữu ích để thấy rằng một tổ chức như GAA cũng xem trọng công nghệ của chúng tôi,” ông Jost nói.

“Đó chắc chắn là bước ngoặt lớn của công ty chúng tôi.Đó là bước nhảy vọt trong việc làm thế nào để tác động lên một hệ thống.Chúng tôi có thể liệt kê chính xác các loại chất khoáng động vật cần để phát triển.Ở mật độ thấp,bạn không thể làm được điều đó; lượng nước thì quá nhiều trong khi sinh khối lại ít.’’

Ông Jost,người Thụy Sĩ đã sáng lập công ty Camanor năm 1982 –“Chúng tôi không phải là công ty đang trong giai đoạn khởi nghiệp,” ông nói – và ông cũng nói với người ủng hộ rằng việc kiểm soát môi trường sẽ giúp loại bỏ các mầm bệnh có khả năng làm gián đoạn và tàn phá vụ thu hoạch.Tại pazil vi-rút đốm trắng liên tục xuất hiện trong các ao hồ.

‘’ Điểm thú vị trong dự án này là khả năng đạt được mục tiêu nhằm giúp bạn có được sản lượng cao khi áp dụng kỹ thuật không thay nước,”ông Michael Tlusty – giám đốc nghành khoa học bền vững chuyên nghành đại dương học tại Thủy cung New England và là một trong bốn vị giám khảo quyết định giải thưởng - cho biết.

“Điều này sẽ giúp giải quyết vấn đề về an ninh lương thực cũng như việc khan hiếm nguồn nước.”

Theo ông Jost,các trang trại nuôi tôm truyền thống để sản xuất ra 1 kg tôm phải dùng mất 19.000 lít nước; trong khi cơ sở AquaScience chỉ sử dụng 240 lít nước.

Dan Lee, điều phối viên đạt chuẩn BAP( thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất) và là một giám khảo khác trong hội đồng giám khảo, cho biết những thí sinh năm nay rất đặc biệt.”Hội đồng giám khảo rất ấn tượng với năng lực của các thí sinh vì vậy nên khó có thể tìm ra người thắng cuộc năm nay,” ông nói.

Giám khảo Dawn Purchase -thanh tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại Tổ chức Bảo tồn Sinh vật Biển ở Anh - rất ấn tượng với khả năng giải quyết vấn đề môi trường sống của mầm bệnh,chất thải và chất hữu cơ ô nhiễm của hê thống Camanor.

Bà cho rằng đó là ví dụ điển hình của hệ thống nuôi trồng nhiều loài thủy sản trên đất liền mà các nước khác có thể sử dụng.

‘’Vì loại hình phát triển này chủ yếu nhắm vào việc cân bằng nhu cầu phát triển nuôi trồng thủy sản toàn cầu và việc bảo vệ môi trường nên chúng ta có thể dựa vào để áp dụng“bà nói.

AquaScience là cơ sở trên đất liền với diện tích sản xuất là 14 ha (đoạn video dưới đây giới thiệu quy trình sản xuất tại cơ sở AquaScience).

Ông Jost nói rằng 14 ha còn lại sẽ được xây dựng vào mùa xuân năm sau.Cơ sở này hiện đang sản xuất ra 1500 tấn.

Trong khi đó, các ao ngoài trời áp dụng hệ thống nuôi tôm mật độ thấp như thường lệ thì một năm chỉ sản xuất được 800 tấn.

“Chúng tôi làm việc trong một hệ thống nơi có tính ổn định khá cao” ông Jost nói thêm.” Mức độ căng thẳng của tôm rất thấp.

Chúng tôi làm việc rất cẩn thận để tránh nhiễm vi-rút đốm trắng khi áp dụng kỹ thuật nuôi với mật độ cao, với 300 loài động vật trên mỗi mét vuông.”

Chu trình sản xuất trung bình là 40 tấn mỗi ha, và chu trình đó vẫn có thể được lặp lại 3 lần trong một năm; ông Jost cho biết kết quả cao nhất của công ty Camanor là 45.6 tấn.

Các chất dinh dưỡng có trong ao nuôi tôm được tái chế lại bằng cách áp dụng quy trình khử ni-tơ cho nguồn nước trong ao trước khi đưa vào ao cá rô phi.

Cá rô phi gần như là sản phẩm phụ và được bán trong nội địa.

“Trong 10 năm tới,sẽ không còn những trang trại có mật độ nuôi thấp,” ông Jost nói.”Nó giống như việc kinh doanh gia cầm vậy: Bạn đạt được hiệu quả một cách kinh ngạc.

Cho nên chúng tôi nghĩ rằng,trong thời gian 3 năm, chúng tôi có thể sản xuất ra 450 tấn mỗi ha mỗi năm.

Điều đó thật tuyệt vời.”

Biên dịch: 2lua.vn


Có thể bạn quan tâm

Giống lúa mới N25 Giống lúa mới N25

N25 có TGST ngắn (85 - 90 ngày ở vụ HT) trong điều kiện gieo thẳng, có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận khá, chất lượng gạo ngon, cơm mềm...

25/09/2015
Cá nuôi lồng bè chết nhiều Cá nuôi lồng bè chết nhiều

Liên tục mấy ngày qua, gia đình ông Hồ Phú Sâm, ở thôn Phò Nam, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) phải thuê người vớt cá điêu hồng gần đến ngày thu hoạch bị chết tại bè nuôi cá trên sông Cu Đê đưa đi tiêu hủy.

25/09/2015
Phân bón cho cây vụ đông ở Thái Bình Phân bón cho cây vụ đông ở Thái Bình

Vụ đông năm nay Thái Bình dự kiến gieo trồng trên 35.000 ha gồm nhiều loại cây trồng. Song chủ yếu tập trung vào nhóm cây trồng chính là khoai tây, bí xanh, ớt, ngô và rau đậu các loại.

25/09/2015
Phân bón Phú Mỹ giúp lúa HT năng suất vượt trội Phân bón Phú Mỹ giúp lúa HT năng suất vượt trội

Theo Trạm Khảo kiểm nghiệm sản phẩm giống cây trồng Văn Lâm, mô hình sử dụng phân bón Phú Mỹ đã giúp lúa có sức chống chịu tốt hơn, thân cứng, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và đặc biệt là năng suất vượt trội...

25/09/2015
Hơn 21.000 ha lúa bị sâu đục thân Hơn 21.000 ha lúa bị sâu đục thân

Chi cục BVTV Hải Phòng cho biết, hiện nay trên đồng ruộng toàn thành phố, sâu đục thân hai chấm phát triển mạnh và có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lúa vụ mùa.

25/09/2015