Có phương án chuyển đổi giống cây trồng ngay trong vụ đông xuân 2015-2016
Theo Sở NN&PTNT, năm 2015 được xem là năm được mùa của ngành nông nghiệp.
Sản lượng lương thực cả năm đạt 482.700 tấn, đạt 100,6% kế hoạch, tăng 0,5% so với năm 2014.
Trong đó, năng suất bình quân của cây lúa ước đạt 56,6 tạ/ha, so với kế hoạch năm diện tích tăng 2,6%, sản lượng tăng 0,3%, năng suất giảm 1,9%.
Năng suất cây lúa giảm là do vụ hè thu rầy nâu- rầy lưng trắng phát sinh gây hại trên diện rộng.
Đàn trâu trên 94.900 con, tăng 2% và đàn bò tăng 0,5% so với năm 2014, tỉ lệ đàn bò lai chiếm gần 60%.
Nhờ giá cả sản phẩm chăn nuôi trong năm tương đối ổn định, người chăn nuôi có lãi nên đàn gia súc, gia cầm có chiều hướng gia tăng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Trường Thọ phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp.
Sản lượng khai thác thủy sản đến tháng 10.2015 đạt hơn 140.000 tấn, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước là do tăng đội tàu khai thác xa bờ, thời tiết trên biển thuận lợi hơn các năm trước.
Công tác quản lý bảo vệ rừng được tăng cường, củng cố kiện toàn 153 ban chỉ huy bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.
Lực lượng kiểm lâm đã phát hiện 369 vụ vi phạm, đã xử lý 273 vụ, thu nộp ngân sách hơn 2,7 tỷ đồng, so với năm 2014, số vụ vi phạm giảm 174 vụ.
Tuy nhiên, tình trạng phá rừng làm nương rẫy lại tăng lên.
Công tác quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản; quản lý vật tư nông nghiệp được chú trọng.
Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt kết quả đáng khích lệ, dự kiến đến cuối năm 2015 toàn tỉnh có 14 xã đạt chuẩn.
Kế hoạch vốn năm 2015, UBND tỉnh giao cho Sở hơn 287 tỷ đồng, đến nay giải ngân đạt 56% vốn kế hoạch.
Nguyên nhân giải ngân đạt thấp là do một số dự án mới được giao vốn vào giữa năm 2015.
Tại cuộc họp, nhiều đại biểu kiến nghị trong điều kiện thời tiết được dự báo sẽ hạn nặng xảy ra nên điều chỉnh lịch thời vụ và diện tích gieo trồng hợp lý, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Trường Thọ cho rằng, năm 2015 là năm ngành nông nghiệp phát triển khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực, nông thôn khởi sắc.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT sớm triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2015-2016, trong đó hết sức lưu ý đến phương án chuyển đổi giống cây trồng, lịch thời vụ, cơ cấu giống cây trồng điều kiện hạn hán được dự báo rất gay gắt.
Khẩn trương hoàn thành phương án phòng chống hạn, tổ chức cuộc họp chuyên đề để có phương án chặt chẽ; đẩy mạnh phương án phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và sơ kết 5 năm Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh; rà soát, đánh giá lại các tiêu chí của 4 xã còn lại đăng kí về đích nông thôn mới trong năm 2015.
Có thể bạn quan tâm
Theo giới kinh doanh lúa gạo, giá giảm vào thời điểm này một phần do tác động của việc Trung Quốc cấm nhập khẩu gạo tiểu ngạch và cũng không loại trừ nguyên nhân doanh nghiệp xuất khẩu ép giá thu mua bởi hiện tại nguồn cung gạo trong nước đang rất khan hiếm và nhu cầu nhập khẩu của các nước, đặc biệt là Philippines, Malaysia, Indonesia đang còn rất lớn.
Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã triển khai mô hình trình diễn “Ương giống tôm chân trắng” tại hộ ông Phạm Văn Trí ở ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc – khu vực có diện tích nôi tôm công nghiệp lớn nhất toàn tỉnh hiện nay (trên 150 ha).
Theo lịch khai thác hải sản của ngư dân thì hiện nay, mùa đánh cá cơm đã trôi qua được một trăng, tức bằng khoảng một tháng dương lịch. Tuy nhiên khác với mọi năm, năm nay sản lượng khai thác cá cơm của ngư dân đạt thấp, trong khi đầu ra của mặt hàng cá hấp lại không ổn định, khiến giá thu mua giảm mạnh.
Theo giới thiệu của cán bộ phòng nông nghiệp huyện, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi cá lồng của gia đình ông Trương Công Suất, ở làng Côn, xã Ái Thượng, ông cho biết: “Sau khi Nhà máy Thủy điện Bá Thước 2 đi vào vận hành, gia đình tôi đầu tư đóng 5 lồng bè, thả từ 300 đến 400 con cá.
Tuy nhiên, trong tổng số diện tích trên có tới 1.400 ha không chủ động được nguồn nước trong quá trình sản xuất. Nguyên nhân là do những diện tích này nằm trên độ dốc cao, trong khi hệ thống thủy lợi xuống cấp, thiếu nguồn nước, năng lực tưới kém, do vậy, hiệu quả sản xuất không cao.