Cơ hội vàng cho sản xuất vụ đông
Cả tháng nay, gần như ngày nào cũng có nắng trải đều khắp các địa phương; nền nhiệt ổn định.
Kể cả những ngày xuất hiện không khí lạnh, nhiệt độ cũng chỉ giảm một cách “dễ chịu”, đảm bảo cho cây trồng thích ứng tốt nhất.
Vụ đông năm nay, diện tích ngô của gia đình chị Phạm Thị Tuyết ở thôn Hữu Chế, Đức An (Đức Thọ) phát triển tốt hơn mọi năm.
Sau 2 tháng gieo trỉa, trà ngô đông sớm đã bắt đầu trổ bông.
Chị Tuyết cho biết: “Từ khi xuống giống đến nay, thời tiết luôn thuận lợi.
Chỉ có đợt nắng kéo dài đầu vụ, cây ngô xuất hiện một số sâu bệnh nhưng không đáng kể.
So với những năm thời tiết không ủng hộ, phải làm đi làm lại thì năm nay đúng là trời cho nông dân làm vụ đông...”.
Đó cũng chính là niềm phấn khởi của chị Nguyễn Thị Thảo (cùng thôn) khi 3 sào ngô của gia đình xanh tốt, khoe những bắp mới nhú lên trắng nõn.
Hương Sơn tăng cường đưa phương tiện cơ giới vào phục vụ sản xuất, nâng cao năng suất lao động.
Với quan điểm huy động tối đa nguồn lực, đẩy mạnh sản xuất cây trồng vụ đông, huyện Hương Sơn - địa phương có truyền thống sản xuất vụ đông đang tập trung chỉ đạo quyết liệt nhằm hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao, nâng cao thu nhập cho nhân dân.
Mặc dù điều kiện sản xuất thuận lợi hơn các địa phương khác, nhưng không ít năm, người dân miền núi này cũng phải đối mặt với cảnh đất trống, vườn hoang vì thiên tai, lũ lụt.
Năm nay, đến thời điểm này, toàn bộ diện tích ngô đông của huyện đã hoàn thành gieo trỉa cách đây 1 tháng.
Bà Lê Thị Thiều (xã Sơn Trung) cho biết: “Chẳng mấy khi được như năm nay, thời vụ xuống giống, thời tiết nắng ấm.
Chỉ gần 1 tuần, gia đình tôi đã làm xong 5 sào ngô, từ khâu làm đất đến phun thuốc diệt cỏ.
Thời tiết diễn biến tốt thì không chỉ dễ làm mà cây trồng cũng phát triển rất nhanh”.
Hằng năm, huyện Hương Sơn cơ cấu trên 4.000 ha cây trồng vụ đông các loại; chăn nuôi trên 100.000 con gia súc.
Đối với nông dân ở đây, làm vụ đông không chỉ là tập quán mà chính là nhu cầu.
Ngô là cây trồng chủ lực, thường được bố trí thành 2 trà chính gồm: trà ngô đông thâm canh, với các loại giống cao sản, chất lượng cao và trà ngô vùng lụt, với bộ giống ngắn ngày, chủ yếu lấy thân cây làm thức ăn cho gia súc.
Năm nay, bộ giống chủ lực của huyện vẫn là CP3Q, CP33, NK66, NK7328, NK4300, PAC999.
Ông Phan Xuân Đức - Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: “Vụ đông năm nay, sản phẩm ngô của Hương Sơn có thêm đầu mối tiêu thụ, đó là trang trại bò sữa thuộc Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) tại xã Sơn Lễ đã ký hợp đồng thu mua 120 ha ngô tươi làm thức ăn cho bò.
Đây là tín hiệu vui, hứa hẹn tạo ra giá trị mới trong sản xuất vụ đông của huyện”.
Bên cạnh Hương Sơn, sản xuất vụ đông ở các vùng đồng bằng cũng được khởi động khá sớm.
Thay vì sản xuất 500 ha như mọi năm thì vụ đông 2016, huyện Thạch Hà đã tạo nên “đột phá” mới với 1.000 ha rau, củ, quả các loại.
Tất nhiên, không thể sản xuất manh mún như trước, huyện chủ trương chuyển đổi cơ cấu đi kèm với quy hoạch vùng chuyên canh, sản xuất liên kết với doanh nghiệp.
Phần lớn diện tích mở rộng đều được chuyển đổi từ đất lúa bạc màu.
Ông Lê Thanh Hải - Chủ tịch UBND xã Thạch Ngọc cho biết: “Từ hiệu quả sản xuất cây màu vụ đông, năm nay, chúng tôi chuyển đổi trên 20 ha từ đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây màu.
Trong đó, xây dựng 10 ha trồng ớt cay hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp.
Nếu thành công, thu nhập từ cây ớt sẽ đạt khoảng 120 triệu đồng/ha, gấp 4 lần trồng lúa.
Đây sẽ là hướng mở cho sản xuất của địa phương nhằm nâng cao thu nhập cho người dân”.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp, đến thời điểm này, toàn tỉnh đã xuống giống 3.849 ha ngô đông (đạt 80,4% kế hoạch), 3.217 ha rau (65,68%), 2.181 ha khoai và 39 ha lạc.
Những ngày này, thời tiết đang ủng hộ sản xuất vụ đông, ngành nông nghiệp khuyến cáo các địa phương tiếp tục tăng cường chỉ đạo bà con nông dân gieo trỉa hết diện tích, đồng thời, triển khai chăm sóc và theo dõi, khống chế dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Theo Sở NN - PTNT Bình Định, hiện nay, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đã thả nuôi trên 1.560 ha mặt nước nuôi tôm, chiếm 71% diện tích tôm nuôi toàn tỉnh. Trong đó, TP Quy Nhơn đã thả nuôi 150,2 ha, Tuy Phước 859,8 ha; Phù Cát 76 ha; Phù Mỹ 424,2 ha và Hoài Nhơn 50,3ha.
Diện tích nuôi thả, năng suất và sản lượng tăng đáng kể, vượt các mục tiêu đề ra là kết quả nổi bật trong sản xuất thuỷ sản những năm gần đây. Nhờ đó, Bắc Giang trở thành tỉnh dẫn đầu khu vực miền núi phía Bắc trong lĩnh vực này.
Do thu hoạch vụ lúa Đông xuân trễ hơn các địa phương khác nên từ đầu vụ đến nay trên địa bàn huyện Long Mỹ (Hậu Giang), vịt đàn từ các nơi chạy đồng về đây rất lớn. Nếu tính từ khi bắt đầu thu hoạch lúa đến nay, trên địa bàn huyện có 44 đàn vịt với tổng số 57.625 con, trong đó vịt từ các huyện trong tỉnh Hậu Giang đến là 5 đàn với số lượng 6.740 con, vịt chạy đồng từ tỉnh khác đến có 14 đàn với số lượng 18.560 con.
Khoảng hai năm trở lại đây, nhiều loại bệnh xuất hiện đã ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng của cây hồ tiêu ở huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị). Theo thống kê sơ bộ, hiện nay toàn huyện Vĩnh Linh đã có gần 700/810 ha hồ tiêu bị nhiễm bệnh các loại, trong đó đã có nhiều vườn tiêu bị nhiễm bệnh chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người trồng.
Mọi năm vào thời điểm này, các xã vùng chuyên canh cây cà phê của huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) như Hướng Phùng, Hướng Tân, Hướng Linh, Ba Tầng “sôi” lên bởi chuyện mở rộng diện tích trồng mới hoặc tái canh cây cà phê. Người dân sở tại, người ở các nơi tìm về mua đất, thuê đất trồng cà phê với hy vọng đổi đời. Giá đất ở “thủ phủ cà phê” Hướng Phùng không dưới 150 triệu đồng/ha, có lúc “sốt đất” giá lên cao chót vót, từ 250 đến 300 triệu đồng/ha nhưng nhiều người vẫn đổ tiền của vào đầu tư phát triển cây cà phê, vì khi đó giá lên cao, chỉ sau một vài vụ là đã thu hồi vốn. Nhưng năm nay, khi mùa vụ trồng mới đang đến gần, hơn 2.500 ha cây cà phê toàn huyện già cỗi cần phải tái canh nhưng không khí làng bản vẫn nhuốm một màu ảm đạm.