Cơ hội cho xoài Đồng Nai mở rộng thị trường sang Nhật Bản

Trong thời gian qua, những tập đoàn lớn trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu của Nhật Bản đã tiến hành khảo sát thực tế và đánh giá cao chất lượng của trái xoài Đồng Nai, qua đó bày tỏ nhu cầu đặt hàng với sản lượng lớn. Sau khi liên tục tổ chức khảo sát và kiểm tra nghiêm ngặt, Bộ Nông, Lâm, Thủy sản Nhật Bản đã cấp phép cho trái xoài Đồng Nai vào thị trường nước này.
Ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Đồng Nai hay: “Mặc dù đã có thông báo về việc cấp phép cho trái xoài Đồng Nai vào thị trường Nhật Bản, nhưng đến thời điểm này, những quy định cụ thể về các tiêu chuẩn đối với trái xoài để có thể nhập vào nước này vẫn chưa được cung cấp”.
Với diện tích 11 ngàn ha, Đồng Nai được xem là một trong những địa phương có diện tích xoài lớn nhất cả nước. Không chờ đợi đến bây giờ, nhiều năm trước, Đồng Nai xác định xoài là một trong ba loại trái cây chủ lực của tỉnh Đồng Nai để tập trung hỗ trợ làm quy trình GAP (thực hành nông nghiệp tốt) hướng đến xuất khẩu.
Theo Sở NN – PTNT Đồng Nai, để tìm đầu ra ổn định cho trái xoài trong tương lai, tỉnh đã “đi trước một bước” là đưa cây xoài vào nhóm cây chủ lực, từ đó có những hỗ trợ về kỹ thuật công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học nhằm tạo ra những vùng chuyên canh rộng lớn, sản lượng nhiều, chất lượng tốt đạt tiêu chuẩn GAP để xuất khẩu.
Ông Phạm Minh Đạo cũng cho biết: “Mục tiêu cuối cũng vẫn là nâng cao thu nhập cho người nông dân trồng xoài. Muốn vậy phải giảm tối đa chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Để làm được điều này, giải pháp tối ưu là áp dụng những công nghệ mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng trái xoài, tạo ra sản lượng lớn, đồng đều để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu”.
Bước đầu, Đồng Nai đã hình thành được ba vùng chuyên canh xoài lớn tại các huyện Xuân Lộc, Định Quán, Vĩnh Cửu. Đồng thời, đã hỗ trợ Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, dịch vụ thương mại xoài Suối Lớn ở xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc và HTX nông nghiệp, dịch vụ thương mại, du lịch xoài Phú Lý, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu có chứng nhận VietGAP với diện tích hơn 80 ha. Bên cạnh đó, Sở NN-PTNT Đồng Nai đang phối hợp với các huyện liên kết ba vùng xoài lại với nhau để tạo thành cánh đồng mẫu lớn, mở rộng diện tích GAP để đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn của Nhật Bản và một số nước khác.
Ông Nguyễn Thế Bảo, Giám đốc HTX nông nghiệp, dịch vụ thương mại xoài Suối Lớn nói: “Lợi nhuận từ trồng xoài vụ vừa qua của xã viên trong HTX là hơn 100 triệu đồng/ha, cao gấp hai lần so với các hộ trồng xoài bên ngoài. Có được lợi nhuận cao là do xã viên áp dụng khoa học kỹ thuật đẩy năng suất lên 30 tấn/ha/năm. Ngoài ra, các xã viên xử lý để cây xoài cho ra trái sớm nên có giá bán cao hơn. Những kỹ thuật này ngoài sự nỗ lực của các xã viên của HTX còn được sự hỗ trợ của Sở NN-PTNT Đồng Nai”.
Ông Bảo cũng cho biết thêm, các phái đoàn của Nhật Bản về HTX tìm hiểu và có nhu cầu nhập với số lượng lớn nên việc nghiên cứu rải vụ, xử lý cho xoài ra hoa trái vụ để đảm bảo sản lượng đủ đáp ứng suốt cả năm cũng được HTX nghiên cứu mở rộng. Ngoài ra, công nghệ bảo quản, sau thu hoạch của HTX cũng đang được xúc tiến triển khai. Tất cả đang sẵn sàng để trái xoài đủ điều kiện xâm nhập thị trường khắt khe Nhật Bản. Điều này đồng nghĩa, nếu xoài Đồng Nai đáp ứng được thị trường Nhật Bản thì cũng có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn thị trường khó tính khác như Mỹ và châu Âu.
Có thể bạn quan tâm

Cụ thể, ngân sách Trung ương sẽ ưu đãi đầu tư từ 50% đến 100% đối với các hạng mục thiết yếu của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão (bao gồm: kè bờ, kè chắn sóng, chắn cát; nạo vét luồng ra vào cảng, vùng nước neo đậu tàu; hệ thống phao tiêu, báo hiệu, đèn tín hiệu, hệ thống thông tin liên lạc chuyên dùng)…

Đất đai phì nhiêu, màu mỡ, có thể mở rộng diện tích liền canh chừng vài chục hécta để có sản lượng lớn, sản phẩm đồng đều là điều có thể thực hiện được tại miền Đông. Còn tại ĐBSCL, mỗi hộ chỉ vài hécta nên việc canh tác, sản xuất tại đây vẫn trên nền nhỏ lẻ, manh mún, khó chủ động.

Tại hội thảo về “Gói cam kết Bali của Tổ chức thương mại thế giới - cơ hội và thách thức đối với VN” được tổ chức ở TP.HCM ngày 30-7, ông Ngô Duy Hải - Vụ Hợp tác quốc tế Bộ NN&PTNT - cho rằng gói cam kết này sẽ tiếp tục cải cách các thủ tục liên quan đến nông nghiệp, giúp VN cải thiện khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm nông sản, bắt buộc các nước đang phát triển bỏ trợ cấp. VN cũng có động lực thúc đẩy để đa dạng hóa thị trường.

Thế nhưng đi giữa những hàng ao lớn nhỏ, ao này nối tiếp ao kia nghe tiếng cá quẫy đớp không khí giữa hàng ngàn bong bóng tròn đồng tâm lan rộng trên các mặt hồ thật vui tai.

Ông Trần Đình Vĩnh - chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM - cho biết chi cục vừa ký thỏa thuận với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 về chương trình chuyển giao phương pháp sản xuất giống nghêu nhân tạo tại huyện Cần Giờ, với tổng kinh phí khoảng 600 triệu đồng.