Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cơ Giới Hóa Nhiều Lợi Ích Trong Canh Tác Mía

Cơ Giới Hóa Nhiều Lợi Ích Trong Canh Tác Mía
Ngày đăng: 15/08/2014

Sóc Trăng có diện tích trồng mía hàng năm khoảng 12.000 ha- đây là vùng trọng điểm mía ở đồng băng Sông Cửu Long. Tuy vậy, thời gian qua người trồng mía luôn đối mặt với những khó khăn về thị trường, giá mía thương phẩm có xu hướng giảm.

Do đó không còn cách nào khác là bà con trồng mía phải chủ động giải pháp nâng cao năng suất mía cây và nâng cao chữ đường đồng thời giảm thấp nhất chi phí sản xuất để đạt lợi nhuận. Song song với việc thay đổi cơ cấu giống mía phù hợp, ứng dụng tốt các kỹ thuật canh tác bà con cần mạnh dạn đưa cơ giới hóa vào các khâu sản xuất.

Sử dụng máy móc trong sản xuất là xu hướng tất yếu của nông nghiệp hiện đại và cũng nhằm giảm sức lao động chân tay cho nông dân. Ở Sóc Trăng, cơ giới hóa đã được triển khai rất cơ bản trên lĩnh vực trồng lúa, nuôi thủy sản. Còn với cây mía, cơ giới hóa đang được triển khai nhưng gặp phải những khó khăn nhất định.

Tuy vậy đây vẫn là xu hướng phát triển đang được người trồng mía quan tâm. Bởi làm tốt cơ giới hóa ở các khâu trồng mía, sẽ giúp bà con giảm chi phí đáng kể trong sản xuất, phù hợp với tình hình mở cửa hội nhập của ngành mía đường và giải quyết được tình trạng thiếu lao động nông thôn hiện nay.

Thạc sĩ Nguyễn Thành Phước, Phó giám đốc trung tâm giống cây trồng Sóc Trăng cho biết “ Đưa cơ giới hóa vào trong sản xuất nông nghiệp giúp bà con mình giảm chi phí, tăng lợi nhuận lên rất nhiều lần bởi vì tiến độ làm sẽ nhanh hơn, ít hao hụt hơn và góp phần giải quyết được tình trạng thiếu lao đông trong những màu vụ cao điểm”.

Giá cả bấp bênh khi vào vụ thu hoạch là nỗi lo của người trồng mía Sóc Trăng. Vì vậy không có cách nào khác là phải thay đổi tập quán sản xuất truyền thống; Người trồng mía muốn có lãi cao, giữ vùng mía nguyên liệu ổn định thì rất cần có những giống mía mới cho năng suất, chữ đường cao,chống chịu sâu bệnh, thích nghi với điều kiện sản xuất, Thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật, đặc biệt là đẩy mạnh cơ giới hóa.

Ông Huỳnh Văn Trực, Nông dân trồng mía huyện Long Phú- Tỉnh Sóc Trăng nhận xét “ Tôi thấy từ ngày đưa cơ giới hóa vào sản xuất có rất nhiều thuận lợi như: Đến màu vụ mình khỏi phải chạy tìm nhân công, tiến độ cải tạo lại đất nhanh hơn, xuống giống kịp thời vụ. Mà cái quan trọng là chi phí lại thấp”.

Cơ giới hóa từ khâu xuống giống đến thu hoạch là rất cần thiết trong ngành mía đường hiện nay. Cụ thể khi áp dụng cơ giới hóa sẽ giúp năng suất mía tăng thêm 15-20% và chi phí giảm đến 20% so với phương thức canh tác hiện tại. Điều này rất có lợi khi giá mía thương phẩm luôn bấp bênh. Những năm gần đây, một số vùng mía lớn trong tỉnh, việc cơ giới hóa đã được triển khai ở các khâu: làm đất, đào rãnh, vô chân mía. Đây là những khâu cần lượng lớn nhân công và mất nhiều thời gian nhất.

Thực tế cho thấy cơ giới hoá sản xuất đã mang lại nhiều lợi ích như tiết kiệm công lao động, tăng năng suất và đảm bảo thời vụ gieo trồng. Tuy vậy để đưa cơ giới hóa vào tất cả các khâu canh tác bà con cần thay đổi tập quán trồng mía, ông Lữ Thanh Sơn- trưởng trạm khuyến nông huyện Long Phú có vài lưu ý về vấn đề này: “ Về giống: chọn giống mía cứng cây, ít ngã đỗ, Nên trồng mía bằng hàng đôi nhằm tăng số lượng cây trên đơn vị diện tích; Khoảng cách giữa hai hàng đôi là : 1,2 mét để thuận lợi cho máy hoạt động”.

Cơ giới hóa và thay đổi tập quán canh tác là vấn đề song hành. Các địa phương giúp nông dân tổ chức sản xuất theo mô hình liên kết, tự nguyện hợp tác, nhằm tạo ra những cánh đồng mía lớn để áp dụng cơ giới hoá ; Nông dân cũng cần chọn trồng cùng một giống mía trên một cánh đồng, nhằm tạo thuận lợi cho máy móc hoạt động, thuận tiện trong quản lý sâu bệnh, giảm chi phi sản xuất, tạo ra sản lượng lớn, chất lượng đồng đều, nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế cho người trồng mía.


Có thể bạn quan tâm

Anh nông dân kiếm tiền tỷ từ nuôi gà đẻ thụ tinh nhân tạo Anh nông dân kiếm tiền tỷ từ nuôi gà đẻ thụ tinh nhân tạo

Nếu nuôi gà đẻ lấy giống theo truyền thống thì cứ 1.000 gà mái phải cần tới trên 120 con gà trống.

02/10/2019
Nông dân Hưng Yên thu tiền tỷ nhờ nuôi cá lồng Nông dân Hưng Yên thu tiền tỷ nhờ nuôi cá lồng

Hàng chục lồng cá chép giòn, cá lăng và cá diêu hồng đem lại thu nhập hơn 1 tỷ đồng hàng năm cho nông dân Hưng Yên.

07/10/2019
Nông dân Gia Lâm nuôi giun quế thu tiền tỷ Nông dân Gia Lâm nuôi giun quế thu tiền tỷ

Ông Nguyễn Xuân Hùng, Gia Lâm, Hà Nội nuôi giun quế để bán giun thành phẩm, phân sạch và dịch nhầy để làm giàu.

07/10/2019
Nuôi tôm thẻ chân trắng bằng công nghệ Biofloc lãi gần 1 tỷ đồng/ha Nuôi tôm thẻ chân trắng bằng công nghệ Biofloc lãi gần 1 tỷ đồng/ha

Mô hình nuôi tôm áp dụng công nghệ Biofloc được nhiều nước trên thế giới áp dụng rất phổ biến, tại Việt Nam từ năm 2018 các địa phương giáp biển đều áp dụng

11/10/2019
Tiềm năng phát triển nghề nuôi ong lấy mật Tiềm năng phát triển nghề nuôi ong lấy mật

Đây là mô hình có tiềm năng phát triển theo hướng bền vững, mở ra hướng phát triển mới trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

12/10/2019