Có biogas, càng nuôi càng hăng
Ông Nguyễn Viết Khoản, Chủ tịch UBND xã Xuân Quang (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) kể, trước đây chăn nuôi trên địa bàn xã không phát triển như bây giờ.
Từ khi có dự án hỗ trợ xây bể biogas, người dân ngày càng hào hứng chăn nuôi.
Nhiều hộ làm đơn thuê thêm đất, mở rộng chuồng trại, phát triển kinh tế.
Nói về chăn nuôi gia súc, gia cầm ở huyện Bảo Thắng, Xuân Quang đứng thứ hai thì không xã nào dám đứng thứ nhất. 6 tháng đầu năm 2015, tổng đàn trâu bò toàn xã đạt 740 con.
Trong đó, trâu 648 con, bò 92 con.
Đàn gia cầm luôn duy trì trên 221.000 con.
Đặc biệt, Xuân Quang có thế mạnh kinh tế là chăn nuôi lợn với tổng đàn giữ vững trên 18.500 con.
Đây là một con số ấn so với mặt bằng chung các xã miền núi.
Tự hào là thế, nhưng chính quyền địa phương nhiều phen đau đầu với vấn đề xử lý môi trường chăn nuôi.
Theo ông Khoản, phương thức chăn nuôi truyền thống đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân.
Hộ nào hiểu chút thì đào hố chứa chất thải, không thì cứ sông, suối mà đổ.
Nhiều bữa, lãnh đạo thôn, xã đi kiểm tra thấy lợn chết nổi lềnh bềnh giữa suối nhưng xử ai, phạt ai khi không bắt tận tay.
Đến nay, Xuân Quang đã triển khai lắp đặt được gần 400 bể biogas.
Có hôm, liền lúc chục hộ gọi thợ đến lắp bể, không khí cả xã tưng bừng như có hội.
Ông Khoản cười bảo trước thì ô nhiễm lắm, bây giờ chuồng trại chăn nuôi sạch sẽ, thoáng đãng nhiều rồi.
Làm bể biogas, lợi đôi đường.
Vừa có gas dùng, vừa bảo vệ được chính môi trường sống xung quanh.
Ngay khi nhận được nội dung dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP), Xuân Quang đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, vận động người dân tham gia.
Những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ được hướng dẫn đăng ký lắp đặt bể biogas loại 9 mét khối.
Những hộ chăn nuôi trên 100 con, xã hướng dẫn xây bằng bể xi măng cỡ lớn.
Nghĩa là quy mô nào, bể gas ấy.
Ông Phạm Văn Mến ở thôn Hối Đá hồ hởi kể, từ khi có chương trình hỗ trợ lắp đặt bể biogas mới biết chăn nuôi là gì.
Đất ít, nuôi lợn sợ ô nhiễm, vợ chồng ông chỉ dám nuôi đàn gà thêm thắt kinh tế gia đình.
Cuối năm 2014, biết đến dự án, ông liền đăng ký.
Đồng thời gây luôn một đàn lợn nái.
Hiện trong chuồng có 4 lợn nái và gần 20 lợn con.
Nuôi thêm lợn lại chẳng ô nhiễm, vợ chồng ông như khỏe ra.
Đồng hồ gas lúc nào cũng căng đét, hai người đun nấu thỏa thê không hết.
Hôm tôi đến thăm nhà ông Ngô Mạnh Phú, thôn Làng Bạc, hai vợ chồng cùng cậu con trai đang hì hục đổ đất, lấp vườn làm chuồng nuôi lợn.
Có thâm niên 10 năm nuôi lợn, nhưng ông Phú cũng chỉ nuôi cầm chừng vì sợ ô nhiễm.
Tháng 10/2014, ông đăng ký lắp đặt bể biogas.
Đàn lợn giờ tăng lên 30 con, với 3 lợn sề.
“Khéo tôi phải đăng ký lắp thêm bể nữa.
Có bể biogas tôi lại muốn chăn nuôi thêm.
Giờ thì không sợ ô nhiễm, mỗi năm lại tiết kiệm được một khoản tiền kha khá từ gas chú ạ”, ông Phú phấn khởi.
Có thể bạn quan tâm
Với số vốn một tỷ đồng, bà Lê Thùy Hương cùng đối tác Nhật đang dồn sức cho kế hoạch trồng dâu tây trên cao nguyên Mộc Châu, ước tính đem lại cho gia đình hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Nuôi tôm đã khó, việc đảm bảo chất lượng tôm thương phẩm cũng đóng vai trò quan trọng để bảo vệ giá trị mặt hàng này. Trước tình hình tôm nuôi bị thiệt hại diễn ra phức tạp, việc giảm áp lực môi trường ao nuôi, vùng nuôi do sử dụng thuốc, hóa chất đối với vùng nuôi thâm canh, bán thâm canh qua nhiều năm nuôi liên tiếp, đã nhanh chóng làm lão hóa môi trường ao nuôi là điều khó tránh khỏi.
Nhân Ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (01/4), các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi đã tiến hành thả cá, tôm giống tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản năm 2014.
Một tháng qua, các hộ nuôi cá trắm cỏ trong lồng bè ở xã Tịnh Sơn (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) đang mất sạch vốn liếng vì cá chết hàng loạt, không biết kêu cứu ai.
Hiện nay tổng số diện tích thả nuôi tôm nước lợ toàn huyện là 145,76 ha với 121 hộ tham gia, trong đó: Thị trấn Long Phú 60,36 ha/55 hộ, xã Long Phú 84,5 ha/64 hộ và xã Long Đức 0,9 ha/2 hộ.