Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá rô phi

Đường Nghiệp - Giống Rô Phi Đơn Tính Mới Của Các Trại Thủy Sản

Đường Nghiệp - Giống Rô Phi Đơn Tính Mới Của Các Trại Thủy Sản
Ngày đăng: 13/03/2012

Qua thực tế nhiều mô hình nuôi cho thấy, rô phi đơn tính dòng Đường Nghiệp có tốc độ tăng trưởng trung bình cao khoảng 125-142g/con/tháng, gấp 1,4-1,6 lần rô phi đơn tính dòng GIFT, năng suất đạt khoảng 20 tấn/ha. Cá có thời gian nuôi ngắn, hệ số tiêu tốn thức ăn thấp từ 1,2 đến 1,2 kg thức ăn/ kg cá.Cá ít bị phân đàn thuận lợi cho quá trình chăm sóc, quản lý và thu hoạch. Giống cá này được nhiều đánh giá có hiệu quả kinh tế cao, có triển vọng nhân ra diện rộng, tạo hướng đi mới cho nhiều vùng nuôi trồng thủy sản.

Rô phi đơn tính Đường Nghiệp là loài cá dễ nuôi. Chúng phù hợp với nhiều mô hình, kích thước ao nuôi, có thể nuôi ngoài sông, rạch nếu được làm bờ kè chắc chắn. Một ưu điểm nổi bật của rô phi đơn tính là cá có khả năng thích ứng với mùa đông ở miền Bắc.

Mỗi ngày, có hàng chục khách hàng tìm đến Trung tâm dịch vụ thủy sản Nguyễn Đức Vụ để mua con giống và các loại tôm, cá thương phẩm. Trung tâm của ông Vụ được người nuôi trồng thủy sản ở nhiều tỉnh thành trong cả nước biết đến, bởi đây là nơi đưa nhiều dòng cá rô phi đơn tính được sản xuất từ Phillipin về nuôi thử nghiệm và cho kết quả thành công.

Theo kinh nghiệm của ông Nguyễn Đức Vụ, rô phi đơn tính dòng Đường Nghiệp nên thả với mật độ khoảng 1 đến 2 con/m2, kết hợp với thả cá mè hoa thì ao cá sẽ cho sản lượng cao nhất. Ông Vụ cho biết: “ Riêng cá rô phi Đường Nghiệp này, ta để ở tầng nước thứ hai, sau con cá mè hoa. Vì cá mè hoa là công cụ đảo nước toàn bộ, từ đáy ao đến mặt ao, và đẩy toàn bộ khí độc lên mặt ao. Cá mè hoa đóng vai trò thay cho cái quạt nước.

Chuẩn bị ao nuôi

Để nuôi cá rô phi đơn tính Đường Nghiệp, bà con cần chuẩn bị ao nuôi thông thoáng, có nguồn nước chủ động, mực nước sâu từ 1,8-2m.

Trước khi thả cá giống, ao cần được vệ sinh sạch sẽ, dùng vôi bột để tẩy ao với liều lượng 7-10kg/100m2, vôi được dải đều ở dưới đáy, phơi nắng từ 3-5 ngày, sau đó tiến hành lấy nước vào ao.

Chọn giống

Theo ông Vụ, cá giống tốt là cá có ngoại hình đẹp, không bị khuyết tật, xây sát. Ngoài các tiêu chuẩn về ngoại hình, bà con cần chú ý quan sát đến trạng thái hoạt động của cá giống. Con cá giống tốt phải bơi nhanh nhẹn, bơi chìm ở trong nước, không ngoi lên.

Để con giống có đủ sức khỏe, thích ứng với điều kiện thời tiết của nước ta, con giống được chọn nên có kích cỡ từ 10-12g, tức là nếu mua 100 con cá giống thì tổng khối lượng là khoảng 1 kg.

Hiện nay, một con cá giống cá rô phi đơn tính có giá từ 1000- 1.500 đồng. Để tính hiệu quả kinh tế, bà con nên chọn giống cá có kích cỡ lớn để nuôi thời gian ngắn. Còn ở một số vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhiệt độ ổn định, không bị ảnh hưởng mưa bão làm thất thoát cá thì bà con nên chọn những cá giống có kích thước nhỏ hơn để tiết kiệm chi phí đầu tư.

Khi mang cá giống về, bà con nên sát khuẩn cho cá bằng cách tắm qua nước muối nồng độ 3%. Trước khi thả cần tăng cường cân bằng môi trường trong túi chứa và ao nuôi để gây sốc cho cá. 

Mật độ nuôi

Mật độ thả cá là 2-4 con/1m2, sau thời gian khoảng 2 tháng nuôi, bà con nên san thưa với mật độ 1 đến 2 con/m2.

Để tận dụng thức ăn có thể thả ghép 3-5% cá Mè hoa. Bà con nên tuân thủ kỹ thuật, thả đúng mật độ và yêu cầu cá thả không được lớn hơn cá rô phi.

Cho ăn

Hiện nay, các cơ sở nuôi cá rô phi đơn tính chủ yếu sử dụng cám công nghiệp dạng viên nổi dành riêng cho cá rô phi ăn, có hàm lượng đạm từ 27-40 %, phân loại riêng với từng giai đoạn của cá .Khối lượng thức ăn phụ thuộc vào khối lượng của cá.

Giai đoạn cá ở tháng thứ nhất, lượng thức ăn bằng 7-8% khối lượng của cá

Giai đoạn cá ở tháng thứ hai, lượng thức ăn bằng 3-4% khối lượng của cá.

Giai đoạn cá từ tháng thứ ba đến lúc thu hoạch, lượng thức ăn bằng 2-3% khối lượng của cá.

Khi cho cá rô phi đơn tính ăn, với cá ở tháng thứ nhất thì 1 ngày nên cho cá ăn thành ba bữa để cá dễ tiêu hóa. Còn cá từ tháng thứ hai trở đi, thì cho cá ăn hai bữa 1 ngày.

Bà con lưu ý, cho ăn lượng thức ăn vừa đủ, vì nếu thừa thức ăn không những gây ra lãng phí mà còn làm ô nhiễm nguồn nước, phát sinh mầm bệnh cho cá. Bà con nên cho cá ăn 2 lần/ngày ( vào 8h và 16h hàng ngày, tùy vào điều kiện thời tiết)

Khẩu phần ăn tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển. Những ngày thời tiết thay đổi cá bị nổi đầu thì ngừng không cho ăn.

Chăm sóc cá

- Định kỳ 2-4 lần/tháng thay nước cho ao nuôi để điều chỉnh màu nước cho phù hợp.

- Kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá định kỳ 2 lần/tháng để có kế hoạch điều chỉnh thức ăn cho phù hợp.

Phòng và trị bệnh

  Cá rô phi đơn tính là loài cá dễ nuôi, có khả năng chống chịu bệnh tật tốt. Tuy nhiên,  trong quá trình nuôi, cá vẫn có thể mắc một số bệnh như bệnh trùng bánh xe, bệnh đường ruột, nấm thủy mi. Để phòng bệnh cho cá, ngoài việc tắm cho cá giống bằng nước muối trước khi thả nuôi và cải thiện môi trường ao nuôi, người nuôi có thể dùng thuốc để phòng bệnh cho cá.

Thu hoạch cá

Sau 5, 6 tháng nuôi, bà con có thể thu hoạch toàn bộ đàn cá nếu cá có cỡ đồng đều. Nhưng cũng có thể đánh tỉa để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bà con cần chú ý thả bù đủ số lượng cá đã đánh mỗi đợt để đảm bảo mật độ. Khi thả bù phải thả cá có kích cỡ lớn để hạn chế sự chênh lệch về đàn cá trong ao.

Với mật độ thả 1-2con/m2, sau 5 tháng nuôi, trung bình cá đạt trọng lượng từ 700-800 gam/con, có những con trên 1kg. Thả 1 vạn con giống,  bà con có thể thu trên 5.5 tấn, trừ chi phí, số lãi thu về khoảng 100 triệu.


Có thể bạn quan tâm

Sản Xuất Cá Giống Rô Phi Và Nuôi Cá Thịt Ở Ruộng Lúa? Sản Xuất Cá Giống Rô Phi Và Nuôi Cá Thịt Ở Ruộng Lúa?

Từ lâu nay, việc nuôi cá ở ruộng cấy lúa nước được coi là biện pháp kinh tế và có hiệu quả để không những tăng năng suất lúa mà còn giảm công việc lao động chăm sóc làm cỏ, sục bùn cho lúa, giảm đến ngừng hẳn việc dùng thuốc trừ sâu và có thêm một lượng cá có giá trị.

30/07/2014
Cách Nhận Biết Đơn Giản Nhất Cá Rô Phi Đực Và Rô Phi Cái? Cách Nhận Biết Đơn Giản Nhất Cá Rô Phi Đực Và Rô Phi Cái?

Trong điều kiện nuôi ở nước ta, cá rô phi vằn sau 4-5 tháng mới bắt đầu phát dục. Đến tuổi phát dục, ở mép các vây đuôi, vây lưng và vây bụng ở cá đực có màu sắc rực rỡ từ hồng đến xanh đen, giống như “khoác bộ áo cưới”. Trong khi đó cá cái không có thay đổi gì về màu sắc bên ngoài mà chỉ có bụng phát triển to hơn so với cá đực.

30/07/2014
Cách Nuôi Cá Chẽm Thương Phẩm Cách Nuôi Cá Chẽm Thương Phẩm

Cá chẽm có tên khoa học là Lates calcarifer (Bloch 1790), tên tiếng Anh là seabass, thuộc bộ cá vược. Cá có thể sinh trưởng và phát triển trong môi trường nước ngọt và nước lợ.

25/02/2014
Các Giống Cá Rô Phi Nuôi Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long Các Giống Cá Rô Phi Nuôi Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long

Ở Việt Nam, cá rô phi được nhập từ Thái Lan vào năm 1953, đó là loài Oreochromis mossambicus thuộc giống Oreochromis (còn gọi là rô phi cỏ, rô phi mọi, rô phi đen hay rô phi sẻ).

25/02/2014
Hiệu Quả Mô Hình Lưu Trú Cá Rô Phi, Chim Trắng Qua Đông Hiệu Quả Mô Hình Lưu Trú Cá Rô Phi, Chim Trắng Qua Đông

Sau một vụ thử nghiệm, đến nay mô hình lưu trú cá rô phi, chim trắng qua đông đạt kết quả khả quan. Đây là mô hình được kỳ vọng sẽ giúp người nuôi trồng thủy sản chủ động con giống để thâm canh tăng sản lượng.

27/02/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.