Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyện Ông Mười Phú Trồng Lúa Sạch

Chuyện Ông Mười Phú Trồng Lúa Sạch
Ngày đăng: 01/04/2011

Đeo đuổi ý tưởng trồng lúa sạch nhiều năm nay, nhưng phải đến vụ đông xuân 2009 - 2010, ông Nguyễn Văn Phú (Mười Phú), ở ấp An Hòa, xã An Nhứt (Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu) mới bán được những bao lúa sạch đầu tiên theo đúng giá trị của nó. “Gần 40 năm mần ruộng, lần đầu tiên tui mới được mở mặt, mở mày vì có người biết đánh giá đúng sản phẩm do mình làm ra”, ông Mười Phú xúc động nói.

Chi phí thấp, chất lượng cao

Bán được 3 tấn gạo VN20 và VND 95-20 với giá 11.000 đồng/kg, cao hơn 10% so với giá thị trường, ông Phú mừng hết cỡ. Ai cũng khen lúa của ông đều trân, hạt nào cũng chắc nụi, chà ra không bị gãy đôi, cứ 20kg lúa là cầm chắc 12-14kg gạo. “Vậy mà, mấy năm nay chưa có thương lái nào chịu mua với giá đó, dù họ biết chắc rằng mua lúa của tui không bao giờ lỗ”, ông Mười Phú tiếc rẻ.

Năm 2006, được huyện hỗ trợ cho chiếc máy sạ hàng, ông bắt đầu thực hiện quy trình sạ thưa theo hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông. Cây lúa cũng như con người, nhà đông con sẽ thiếu ăn. “Một mẹ, một con không những mẹ tốt mà con cũng khỏe mạnh, mập mạp”. Làm theo cách nghĩ đó, ngay vụ đầu tiên, ông đã trúng lớn. Bông lúa dài, hạt chắc, tỷ lệ hạt lép ít, lại đỡ tốn chi phí giống, thuốc trừ sâu nhờ giảm sâu bệnh. Có thời kỳ lúa trổ đòng, trong khi bà con hàng xóm chạy đôn chạy đáo tìm thuốc diệt sâu rầy thì ruộng lúa của ông vẫn xanh tốt. “Nói vậy chứ làm lúa sạch cũng không dễ đâu, ngày nào tui cũng xuống ruộng quan sát, về nhà mở mạng internet tìm hiểu từng loại bệnh, bây giờ chỉ cần nhìn màu lúa là biết lúa bị bệnh gì, cần bón thêm loại phân gì”, ông Mười tâm sự.

Hiệu quả bước đầu thấy rõ, nhưng ông Mười vẫn trăn trở, mình đã hạn chế được thuốc trừ sâu, tại sao lại không hạn chế được phân hóa học? ông nghĩ, mấy chục năm qua, bà con ta cứ cấy đều đều 3 vụ lúa/năm, “bóc lột” hết chất dinh dưỡng của đất, mà không tìm cách bổ sung lại. Vậy là ông quyết định từ giã phân hóa học, thay bằng phân hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho lúa. Nhưng nếu cứ tưởng phân hữu cơ vô hại mà bón không đúng nguyên tắc là sai lầm. Phải bón đúng định kỳ, liều lượng, tuyệt đối không để phân dư thừa, vừa lãng phí, vừa tạo cơ hội mời gọi ong, bướm gây hại.

Sau 4 năm tự mày mò tìm ra quy trình làm lúa sạch, giờ đây ông đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm. Vụ mùa này ông còn vận động bà con làm theo. “Ai không tin, tui bảo họ cứ làm theo tui, bảo đảm năng suất thấp nhất là 4 tấn/ha”, Mười Phú quả quyết.

Cùng doanh nghiệp xây dựng thương hiệu

Người dám trả đúng giá cho những bao lúa được sản xuất bằng cả tâm huyết của lão nông Mười Phú chính là chị Hoàng Thị Thanh Dung, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Dung, đầu mối cung ứng gạo lớn nhất nhì TP. Vũng Tàu. Một lần tình cờ đi dự khai trương nhà máy xay lúa ở xã An Nhứt (huyện Long Điền), chị Dung nghe bà con thắc mắc không biết ông Mười Phú làm ruộng kiểu gì mà không cần nhiều phân, thuốc, lúa chà ra lại được gạo hơn mình. ý tưởng xây dựng vùng nguyên liệu gạo an toàn, cung ứng cho người tiêu dùng đã nhen nhóm trong đầu chị Dung từ đó.

Biết được thiện ý của chị Dung, ông Mười Phú đồng ý cho đưa mẫu gạo đi xét nghiệm ngay. Thật bất ngờ, mẫu gạo của ông Mười không những đạt, mà còn vượt một số tiêu chuẩn về gạo an toàn. Chị Dung vui mừng mua hết 3 tấn gạo vụ đông xuân năm 2009 -2010 của ông Mười với giá cao hơn 10% so với giá thị trường lúc đó. Mặc dù chưa được công nhận thương hiệu, nhưng chị vẫn mạnh dạn đóng số gạo này thành từng bao 5kg, 10kg và ghi rõ gạo sạch Mười Phú, coi như đó là cách để làm quen với người tiêu dùng. Không ngờ chỉ trong vòng nửa tháng, Công ty TNHH Hoàng Dung đã bán hết 3 tấn gạo sạch Mười Phú, nhiều người đến hỏi mua thêm nhưng không có. Vụ mùa này, nhờ được chị Dung động viên, ông Mười và bà con xung quanh sạ 6ha lúa sạch.

Trên đường xuống thăm ruộng lúa của ông Mười Phú, chị Dung bật mí sẽ hỗ trợ ông xây dựng thương hiệu gạo sạch Mười Phú. Chị nói: “Muốn có thương hiệu mình phải bảo đảm ổn định về chất lượng, sản lượng và quy trình sản xuất”. Bằng cách bao tiêu sản phẩm với giá cả hợp lý, thời gian tới chị sẽ tuyên truyền, vận động bà con ấp An Hòa sản xuất lúa theo quy trình của ông Mười và kiểm nghiệm chất lượng từng vụ. “Nếu ổn định trong vòng 2-3 năm, Công ty sẽ giúp ông Mười tiến hành các thủ tục đăng ký thương hiệu cho sản phẩm của mình. Khi đó, Công ty sẽ yên tâm mở rộng vùng nguyên liệu gạo sạch với khoảng 30ha. Đó là tâm nguyện của tôi trong suốt mười mấy năm gắn bó với thị trường gạo Việt Nam”, chị Dung khẳng định.


Có thể bạn quan tâm

Sa Pa trồng thành công sâm Ngọc Linh Sa Pa trồng thành công sâm Ngọc Linh

Từ năm 2011, Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên đã đưa vào trồng khảo nghiệm giống sâm Ngọc Linh tại Sa Pa.

22/06/2015
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về thủy sản Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về thủy sản

Với đội ngũ cán bộ, giảng viên vừa nhiệt tình giảng dạy vừa say mê nghiên cứu khoa học (NCKH), Trường Đại học Nha Trang đã có nhiều công trình NCKH ứng dụng hiệu quả, nhất là trong lĩnh vực thủy sản, vốn là thế mạnh của trường.

22/06/2015
Giá tôm nguyên liệu tăng trở lại, nhà nông cần liên kết trong sản xuất Giá tôm nguyên liệu tăng trở lại, nhà nông cần liên kết trong sản xuất

Những tháng đầu năm 2015, giá tôm nguyên liệu giảm mạnh, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất của người dân, do lợi nhuận không cao, thậm chí nhiều hộ nuôi tôm bị thua lỗ dẫn đến tình hình phát triển các loại hình nuôi tôm trong tỉnh gặp khó khăn. Đứng trước thực trạng này, Sở NN&PTNT đã có những khuyến cáo với người dân.

22/06/2015
Chấm dứt ảo tưởng về vị thế độc quyền của con cá tra Chấm dứt ảo tưởng về vị thế độc quyền của con cá tra

Từ trước đến nay, Việt Nam luôn là quốc gia chiếm vị trí tuyệt đối cao nhất và gần như duy nhất trong nuôi, chế biến và XK cá tra ra thị trường toàn cầu. Chính điều này đã khiến nhiều người nhầm tưởng rằng, cá tra Việt Nam thực sự có vị thế “độc quyền” trên thị trường thủy sản thế giới.

22/06/2015
Tặng 200 tủ thuốc cho ngư dân Bình Định Tặng 200 tủ thuốc cho ngư dân Bình Định

Được trang bị tủ thuốc, ngư dân tàu đánh bắt xa bờ sẽ có đầy đủ các loại thuốc điều trị các bệnh thường gặp và một số dụng cụ y tế để có thể tự chăm sóc sức khỏe trong trường hợp không tiếp cận được với các cơ sở y tế.

22/06/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.