Chuyện không mới của thủy sản Việt

Tại hội nghị “Kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu” diễn ra cuối tháng 10/2015 tại TP.Hồ Chí Minh, nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản thừa nhận, các lô thủy sản xuất khẩu bị trả về chủ yếu do nguyên liệu không sạch.
Và, có câu hỏi nảy sinh: Những lô hàng thủy sản bị trả về sẽ đi đâu? Khi đi tìm câu trả lời, những người quan tâm tới thủy sản Việt Nam phát hiện ra những thực tế khác đáng lo ngại.
Đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cho hay: Các thị trường Nhật, Mỹ, EU...
luôn có cảnh báo chất cấm, đặt ra những “hàng rào” nghiêm ngặt về “ngưỡng” chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh trong thủy sản nhập khẩu, trong khi đó, các quy định về chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh của Trung Quốc khá lỏng lẻo, không rõ ràng, thị trường tiêu thụ dễ dãi, nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam chuyển hướng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc, chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch.
Hướng đi này có nhiều bất trắc.
Bài học phụ thuộc vào một thị trường Trung Quốc như gạo, thanh long… vẫn còn nguyên giá trị, rất đáng để doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tham khảo, tránh những rủi ro, phải gánh chịu thiệt hại không đáng có.
Thực ra, điều đó chưa quá lo ngại, bởi con số 320 triệu USD thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc còn nhỏ so với hơn 4,7 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 9 tháng đầu năm 2015 (số liệu của Tổng cục Hải quan).
Điều đáng lo nằm ở câu chuyện khác: Tương tự quả thanh long ở Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, thương lái Trung Quốc đã và đang hiện diện ngày càng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, điều khiển thị trường tôm nguyên liệu.
Theo phản ánh của nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp, hiện đang có nhiều thương lái Trung Quốc thu gom tôm nguyên liệu, kể cả tôm chất lượng thấp, tôm bị bơm tạp chất... ở miền Tây Nam bộ.
Thương lái Trung Quốc điều khiển việc thu mua thủy sản một cách bài bản, thiết lập mạng lưới “chân rết” thương lái người Việt rộng khắp các vùng nuôi, chủ động điều phối tăng- giảm lượng mua.
Đặc biệt, họ rất giỏi “làm giá”, tạo mặt bằng giá chung cho thị trường nguyên liệu tôm...
Nếu chính quyền địa phương, doanh nghiệp và nông dân không chung tay xoay chuyển tình thế, lấy lại vị thế ở các vùng nguyên liệu tôm, thật khó nói điều gì trong tương lai gần.
Nhìn rộng hơn, con đường đưa thủy sản Việt Nam ra thị trường thế giới bền vững hay không, điều đó phụ thuộc phần lớn vào doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Tương tự, tại huyện Tân Phước (Tiền Giang) - địa bàn có diện tích khóm lớn nhất ĐBSCL với hơn 14.000ha, giá khóm hiện chỉ dao động ở mức 1.000 đồng/kg, giảm mạnh so với mức giá 3.000 - 3.500 đồng/kg cuối tháng trước, do đang vào thu hoạch vụ chính.

Với xuất phát điểm thấp, các ngành nghề công nghiệp nông thôn (CNNT) tỉnh Hậu Giang còn lạc hậu so với các địa phương khác. Cả tỉnh có trên 4.224 cơ sở CNNT, nhưng đa số hoạt động nhỏ lẻ, manh mún, thiếu liên kết trong sản xuất - tiêu thụ. Do vậy, công nghiệp nông thôn vẫn loay hoay chưa tìm ra chỗ đứng.

Trong sản xuất nông nghiệp, ông cha ta vẫn truyền nhau kinh nghiệm: "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống" đó là những điều kiện không thể thiếu để đạt năng suất cao.

Dự báo, năng suất chỉ đạt khoảng 50-60% so với năm ngoái. Ông Đỗ Văn Thành, ở ấp Nhơn Phú 1, xã Nhơn Nghĩa A, cho hay: “Vào thời điểm để trái, thấy cây ra bông mà mừng trong bụng, vì nghĩ rằng năm nay sẽ trúng mùa. Nhưng không hiểu vì sao, tuy có ra bông nhưng số trái đậu rất thấp và trái bị rụng khá nhiều, mặc dù đã không ít lần xịt thuốc phòng chống sâu bệnh”.

Dồn điền đổi thửa (DĐĐT) là hướng đi đang được thôn Dương Đàn, xã Tam Dân triển khai nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.