Trà Ô long tắc đầu ra, dân lao đao

Nguyên nhân chính là do Đài Loan - chiếm thị phần lớn trong việc nhập trà Ô long từ Việt Nam - quy định mức dư lượng hoạt chất fipronil trong thuốc trừ sâu với trà Việt chưa hợp lý.
Mức dư lượng gần như bằng 0 (0,001 ppm) là đánh đố về chất lượng sản phẩm của trà không chỉ Việt Nam. Mức dư lượng cho phép này còn cao hơn Nhật (0,002 ppm) và thế giới là 0,005 ppm.
“Nếu áp dụng tiêu chuẩn dư lượng hoạt chất fipronil đối với sản phẩm trà ở mức 0,001 ppm thì trà của Việt Nam không thể xuất sang Đài Loan được” - ông Phương nói.
Do xuất khẩu bế tắc nên hiện nay người dân và doanh nghiệp trồng trà Ô long tỉnh Lâm Đồng rơi vào cảnh lao đao. Thậm chí có nơi trà Ô long bán với giá chỉ 15.000-20.000 đồng/kg, chỉ bằng một nửa so với trước.
Không chỉ trà ô long, từ đầu năm đến nay cả tỉnh Lâm Đồng chỉ xuất khẩu được 8.700 tấn trà các loại, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2014.
Với thị trường khó khăn như hiện nay, sản phẩm trà xuất khẩu của tỉnh Lâm Đồng năm 2015 khó đạt sản lượng như kế hoạch đề ra - hiện chỉ mới xuất khẩu hơn 50% so với kế hoạch.
Được biết trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT và một số cơ quan hữu trách của Việt Nam sẽ xúc tiến việc sang Đài Loan để làm việc với các cơ quan chức năng của Đài Loan về nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng trà xuất khẩu sang thị trường này.
Có thể bạn quan tâm

Trong những ngày qua, một số địa phương thuộc các tiểu vùng phù sa ngọt ở ĐBSCL vào vụ thu hoạch sớm lúa hè thu (HT).

Thời điểm này, diêm dân Ninh Thuận đang vào mùa cao điểm thu hoạch vụ muối chính. Tuy nhiên, với giá bán thấp như hiện nay, người làm muối không có lãi.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) cho biết, 5 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy đạt 11,4 tỷ USD. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 5,62 tỷ USD, giảm 7,4%, giảm mạnh nhất ở các mặt gạo và cà phê.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 15/5, lượng đường tồn kho tại các nhà máy là 496.790 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 180.650 tấn, giá đường tăng so với tháng trước.

Gần 10 năm trước, tỉnh Lâm Đồng xác định cá nước lạnh sẽ là bước đột phá kinh tế của tỉnh, nhưng hiện tại nhiều doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này phải bỏ cuộc vì sản xuất không có lãi.