Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyển Giao Quy Trình Nuôi Gà Tây Đà Lạt

Chuyển Giao Quy Trình Nuôi Gà Tây Đà Lạt
Ngày đăng: 08/08/2014

Từ đầu năm 2014 đến nay, “Hải gà tây” Đà Lạt chính thức chuyển giao, tư vấn miễn phí cho người nông dân về quy trình ấp nở, thả nuôi gà tây thích nghi với môi trường, khí hậu của Đà Lạt và các vùng phụ cận, góp phần nâng cao thu nhập cho kinh tế hộ gia đình. 

Ấp nở nhân tạo

Hơn 10 năm trước, anh Lê Hùng Hải (sinh năm 1961) đã thành công bước đầu về việc thả nuôi gà tây trang trại trên diện tích 5.000m2 trồng xà lách xoong của gia đình tại số 49/23/11, đường Phạm Hồng Thái, Đà Lạt. Gà tây có “bản quê” từ các vùng rừng núi hoang dã ở châu Mỹ rồi được thuần hóa, “di cư” sang Việt Nam từ rất lâu, nhưng chủ yếu chỉ nuôi nhỏ lẻ trong phạm vi sân vườn gia đình ở các vùng đồng bằng duyên hải, nhiệt độ nắng nóng quanh năm.

Khi đưa sản phẩm thịt gà tây nuôi ở Đà Lạt ra thị trường được “đón nhận nồng nhiệt”, “Hải gà tây” quyết định nghiên cứu sâu hơn nữa để khép kín “dây chuyền” sản xuất, trong đó tập trung thời gian để thiết kế chiếc máy ấp nở trứng đạt công suất và chất lượng cao nhất.

Anh Hải chọn một ổ trứng “điển hình” trong trang trại để theo dõi gà mẹ ấp nở ngay từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng, từ đó thu nhận những “dữ liệu” để tìm những thiết bị chế tạo ra chiếc máy thay thế ấp nhân tạo …

Cụ thể, anh Hải “lên nhật ký” của gà ấp nở khá chuẩn xác là: 2 tuần đầu, cứ 3 - 4 ngày/1 lần, gà rời khỏi ổ từ 10 - 15 phút. Đến 2 tuần cuối cùng, cứ 1 ngày/1 lần, gà rời khỏi ổ hơn 10 phút. Phát hiện đây là tập tính giải nhiệt trứng ấp của gà, nên anh Hải đã dùng ống nhiệt kế đo từng biên độ thay đổi từng giây phút của ổ trứng trong suốt thời gian từ khi gà mẹ ấp đến khi gà con mổ tách vỏ làm đôi, bước ra “chào đời”.

“Ứng dụng” các mức nhiệt độ này vào chiếc máy ấp trứng tự sáng chế, “Hải gà tây” lắp ráp bằng đoạn dây dẫn đốt nóng lấy từ chiếc bếp điện trong nhà, sau đó nối với một công tắc tự động điều chỉnh. Mạnh dạn đưa vào máy với mẻ ấp đầu tiên 100 trứng, nhưng sau 4 tuần hoạt động chỉ đạt tỷ lệ nở gà con chưa tới 80%. “Mất trắng 20 trứng mà mình không buồn chút nào.

Vì mình đã thấy một bộ phận quan trọng còn thiếu trong chiếc máy ấp nở, đó là 2 chiếc quạt gió thổi hơi nước chứa từ 2 chiếc khay nhỏ…” - “Hải gà tây” kể lại. Và sau đó, chỉ tốn thêm vài trăm ngàn đồng nữa để gắn thêm 2 chiếc quạt gió bằng bàn tay xòe, anh Hải đã hoàn thành chiếc máy ấp trứng gà tây với công suất 500 trứng/28 ngày, đạt tỷ lệ gà nở 95% trở lên. Giá bán ra mỗi chiếc máy ấp nở này chỉ dao động từ 3-5 triệu đồng.

Đặc sản gà tây Đà Lạt

Theo anh Hải, gà tây nuôi con rất vụng về, không chu đáo như gà ta. Như khi dẫn gà con ra khỏi ổ kiếm ăn, gà tây mẹ với thân thể nặng nề, kềnh càng thường hay “vô ý” giẫm đạp chết con; hoặc không hề biết gọi “túc túc” cho gà con đến nơi có nhiều thức ăn; gặp trời mưa, ít khi giang được đôi cánh rộng lớn để che kín gà con khỏi ướt…

Bởi vậy, tỷ lệ gà tây nhân đàn tự nhiên bị “tiêu hao” một tỷ lệ lớn, nhất là khi sinh trưởng trong điều kiện khí hậu ôn đới, mưa nhiều của Đà Lạt. Anh Hải lại nghiên cứu, tìm ra phương pháp “úm nhân tạo” gà con khỏe mạnh trong vòng 2 tháng tuổi trước lúc thả nuôi ra “đồng lạnh” Đà Lạt.

Đó là việc đưa gà con mới nở từ máy ấp ra nuôi trong thùng xốp giữ ấm ngày đêm bằng chiếc bóng điện, dưới nền đổ một lớp trấu mỏng; sau 2 tuần tuổi chuyển qua thùng lưới thiết kế cách ly mặt đất để tránh nhiễm lạnh. Trong thời gian này, anh Hải cũng đã thực hành thuần thục kỹ thuật tiêm ngừa, nhỏ thuốc phòng bệnh vào mắt cho gà con.

Đến nay, “Hải gà tây” đã chuyển giao quy trình nuôi gà tây nói trên cho 15 hộ nông dân “ vệ tinh” ở Đà Lạt và các vùng phụ cận, mỗi hộ nuôi ổn định một đàn từ 100 - 200 con. Tính giá đầu tháng 8/2014 với 200.000 đồng/kg, gà tây giống 2 tháng tuổi nuôi thêm 5 tháng sau là xuất bán, đạt trọng lượng trung bình mỗi con trên dưới 5kg.

Nhân doanh thu 1 triệu đồng/con gà tây thịt, trừ hết mọi chi phí mua thức ăn, công lao động, số lãi ròng đạt là 500.000 đồng/con. “Do ăn 70% lượng thức ăn là rau, cỏ có sẵn trên đồng ruộng; chỉ ăn 30% lượng cám, lúa, bắp công nghiệp, nên gà tây Đà Lạt chất lượng thịt săn chắc, thơm ngon khác biệt so với gà tây nuôi các nơi khác ở trong và ngoài nước…” - “Hải gà tây” khẳng định.

Và kế hoạch trong tương lai gần, “Hải gà tây” sẽ mở một khu vực ẩm thực “đặc sản gà tây Đà Lạt” trên trang trại của mình tại thung lũng đường Phạm Hồng Thái, Đà Lạt nêu trên, nhằm tạo dựng thêm một điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch đến lưu trú dài ngày.


Có thể bạn quan tâm

Cá Mú Vào Bờ, Niềm Vui Làng Biển Ở Bình Thuận Cá Mú Vào Bờ, Niềm Vui Làng Biển Ở Bình Thuận

Tháng 5 trời nắng gắt, cá mú con vào rạn khá dày. Ngư dân vùng Gành Rái, xã Chí Công (Tuy Phong - Bình Thuận) được dịp giăng bẫy bắt mú con, thu nhập nhờ đó mà tăng khá.

26/05/2012
Đồng Bào Khmer Sóc Trăng Làm Giàu Từ Cây Hẹ Đồng Bào Khmer Sóc Trăng Làm Giàu Từ Cây Hẹ

Không biết chính xác hẹ được trồng từ khi nào, nhưng trong vài năm trở lại đây, nhiều nhà nông ở các vùng chuyên canh màu của Sóc Trăng như Đại Tâm, Tham Đôn (huyện Mỹ Xuyên), Phú Mỹ (huyện Mỹ Tú) đã vươn lên khá giàu, ổn định được kinh tế gia đình từ loại cây này. Bên cạnh nguồn lợi từ cây lúa và chăn nuôi thì trồng hẹ được xem là mô hình trồng màu đạt thu nhập cao, bền vững của những hộ nông dân Khmer vùng này.

25/04/2012
Sinh Sản Nhân Tạo Thành Công Giống Cá Rô Đầu Vuông Sinh Sản Nhân Tạo Thành Công Giống Cá Rô Đầu Vuông

Trong thời gian qua cá rô đầu vuông đã được đưa vào nuôi thử nghiệm thành công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đây là loại cá phàm ăn, dễ nuôi, nhanh lớn, ít bệnh tật và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích nuôi thâm canh loài cá này trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do con giống chủ yếu được nhập từ các tỉnh phía Nam dẫn đến giá cá giống còn quá cao, quãng đường vận chuyển xa nên cá dễ mắc bệnh, tỷ lệ hao hụt cao.

17/06/2012
Trồng Rau Trong Nhà Kính Ở Trường Sa Trồng Rau Trong Nhà Kính Ở Trường Sa

Khóm rau của chiến sĩ hải quân ở Trường Sa

18/06/2012
Thanh Long Thành Cây Làm Giàu Ở Bình Thuận Thanh Long Thành Cây Làm Giàu Ở Bình Thuận

Năm 2011, hơn 36.000 tấn thanh long Bình Thuận được xuất khẩu giúp nông dân thu về 20 triệu USD.

26/04/2012