Chuyển Giao Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Sinh Sản, Bò Thịt Cho Nông Dân Thành Phố

Hội Nông dân thành phố Tây Ninh kết hợp Trạm Khuyến nông Thành phố tổ chức tập huấn công tác khuyến nông cho 40 hội viên nông dân trên địa bàn phường I và phường IV, Thành phố.
Các hội viên nông dân được bác sĩ thú y Lê Thị Lệ Xuân- Trạm Khuyến nông Thành phố truyền đạt chuyên đề chăn nuôi bò sinh sản và bò thịt. Nội dung chủ yếu giới thiệu, cung cấp những kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản như: Giới thiệu một số giống bò, kỹ thuật chọn con giống, các loại thức ăn, kỹ thuật trồng cỏ, chế biến và dự trữ thức ăn, kỹ thuật nuôi dưỡng bò mang thai, bò đẻ, đặc điểm tiêu hóa...
Ngoài ra, bác sĩ còn hướng dẫn nông dân các biện pháp về vệ sinh phòng bệnh, tiêm phòng vắc xin, chủ động phòng bệnh truyền nhiễm trong chăn nuôi; một số bệnh thường gặp trên bò như tụ huyết trùng, lở mồm long móng, chướng hơi dạ cỏ, đẻ khó…các tác nhân gây bệnh, triệu chứng biểu hiện, cách phòng và việc xử lý khi bò mắc bệnh.
Lớp tập huấn giúp hội viên nông dân nắm bắt những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt, từ đó áp dụng vào trong chăn nuôi ở hộ gia đình, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Các hộ tham gia được cán bộ khuyến nông chuyển giao kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, sử dụng bột ngô phối trộn, ngâm ủ với cám gạo hoặc lúa nghiền và thức ăn đậm đặc để nuôi lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi nên không có dịch bệnh xảy ra. Nhờ đó đàn lợn khoẻ mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt, tăng trọng nhanh.

Gom cá giống đưa đi các tỉnh xa có nhiều rủi ro nhưng với ai thạo nghề vẫn có lãi. Đó là chia sẻ của những người làm nghề thu mua cá giống tại xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang). Nhờ "đội quân" này mà các ao nuôi ở nhiều tỉnh, thành phía Bắc có đủ nguồn giống để sản xuất.

Ngoài ra, 100% hộ dân đã chủ động dự trữ cỏ khô, rơm, thức ăn tinh, đảm bảo thức ăn cho gia súc những ngày giá rét. Đồng thời, các hộ sử dụng nương, ruộng gần nhà trồng thêm ngô dày, cỏ VA06, cỏ voi (52 ha) cung cấp thức ăn xanh cho gia súc trong mùa đông.

Trong khi đó ở Thạch Thành (Thanh Hóa), nhiều gia đình lại đang có thu nhập cao từ con nuôi đặc sản, được bà con duy trì trong nhiều năm, theo hướng mở rộng sản xuất, từng bước xóa đói, giảm nghèo.

Sau hơn 6 tháng ứng dụng quy trình sản xuất hành lá theo tiêu chuẩn VietGAP, sáng 27/11/2014, Chi cục Bảo vệ thực vật Vĩnh Long phối hợp Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 6 trao giấy chứng nhận VietGAP (ảnh) cho 10 nông dân của Hợp tác xã Rau - củ quả Tân Bình (ấp Tân Thới, xã Tân Bình, Bình Tân, Vĩnh Long), với tổng diện tích 5ha. Tổng kinh phí thực hiện dự án trên 86 triệu đồng, thời hạn 2 năm.