Chuyển Giao Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Sinh Sản, Bò Thịt Cho Nông Dân Thành Phố

Hội Nông dân thành phố Tây Ninh kết hợp Trạm Khuyến nông Thành phố tổ chức tập huấn công tác khuyến nông cho 40 hội viên nông dân trên địa bàn phường I và phường IV, Thành phố.
Các hội viên nông dân được bác sĩ thú y Lê Thị Lệ Xuân- Trạm Khuyến nông Thành phố truyền đạt chuyên đề chăn nuôi bò sinh sản và bò thịt. Nội dung chủ yếu giới thiệu, cung cấp những kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản như: Giới thiệu một số giống bò, kỹ thuật chọn con giống, các loại thức ăn, kỹ thuật trồng cỏ, chế biến và dự trữ thức ăn, kỹ thuật nuôi dưỡng bò mang thai, bò đẻ, đặc điểm tiêu hóa...
Ngoài ra, bác sĩ còn hướng dẫn nông dân các biện pháp về vệ sinh phòng bệnh, tiêm phòng vắc xin, chủ động phòng bệnh truyền nhiễm trong chăn nuôi; một số bệnh thường gặp trên bò như tụ huyết trùng, lở mồm long móng, chướng hơi dạ cỏ, đẻ khó…các tác nhân gây bệnh, triệu chứng biểu hiện, cách phòng và việc xử lý khi bò mắc bệnh.
Lớp tập huấn giúp hội viên nông dân nắm bắt những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt, từ đó áp dụng vào trong chăn nuôi ở hộ gia đình, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Related news

Theo khảo sát thị trường, hiện tại bơ sớm vụ loại 1 đang có giá từ 60-70 ngàn đ/kg, bơ loại 2 có giá từ 40-50 ngàn đ/kg, bơ loại 3 có giá từ 30-40 ngàn đ/kg…

Theo báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau, sau khi rà soát, diện tích nuôi tôm công nghiệp đến nay là 6.363 ha (kế hoạch đến hết năm 2014 đạt 7.000 ha), tăng 371 ha so với cuối năm 2013.

Gần một tuần nay, tôm hùm ươm nuôi tại khu vực Hòn Yến, xã An Hòa (Tuy An - Phú Yên) bị chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Trước tình hình này, sáng 11/4, Sở NN-PTNT đã cử đoàn công tác đến kiểm tra thực tế…

Vào mùa hè, lượng hàng hải sản tiêu thụ thường mạnh hơn những mùa khác. Đó cũng là lúc chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) được người dân quan tâm hàng đầu.

Tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi thủy sản lớn nhất cả nước với 265.000ha, trong số này nuôi tôm quảng canh truyền thống, quảng canh cải tiến và tôm lúa chiếm trên 95%. Nhưng từ năm 2013, một số vùng nông thôn của Cà Mau xuất hiện mô hình nuôi tôm công nghiệp và phát triển rất nóng nên gây ra nhiều hệ lụy: thiếu kinh rạch dẫn và thoát nước, gây ô nhiễm môi trường, thiếu điện, thiếu cơ sở ương giống, thiếu cán bộ kỹ thuật, thiếu vốn…