Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyển Giao Khoa Học Kỹ Thuật Trực Tiếp Đến Nông Dân

Chuyển Giao Khoa Học Kỹ Thuật Trực Tiếp Đến Nông Dân
Publish date: Friday. June 28th, 2013

Với vai trò là đơn vị chuyển giao, tư vấn khoa học - kỹ thuật đến với bà con nông dân, vào ngày 19/6, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Cà Mau phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau tổ chức thực hiện cuộc toạ đàm trực tiếp trên sóng phát thanh -  truyền hình “Bàn chuyện nhà nông” với chủ đề “Thâm canh lúa hè thu” nhằm giúp nông dân giao lưu, trao đổi ý kiến nắm bắt các tiến bộ kỹ thuật, giải quyết những vấn đề khó khăn phát sinh trong quá trình sản xuất  và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Chương trình “Bàn chuyện nhà nông” ra đời nhằm liên kết giữa nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp để chuyển tải trực tiếp, kịp thời các thông tin mới, tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp - nông dân - nông thôn đến bà con nông dân. Đồng thời tìm giải pháp tháo gỡ những bất lợi và khó khăn trong quá trình canh tác với mục đích tăng năng suất và bảo đảm hiệu quả sản xuất nông nghiệp. 

Chương trình tổ chức toạ đàm bàn về “Giải pháp thâm canh lúa hè thu” diễn ra cùng thời điểm bà con nông dân vùng ngọt hoá Cà Mau vào vụ lúa hè thu 2013.

Trà lúa hè thu là vụ lúa quan trọng trong năm góp phần hoàn thành mục tiêu đề án tôm - lúa ở Cà Mau năm 2013. Theo dự báo thì vụ hè thu năm nay phải chịu nhiều tác động xấu của thời tiết. Do đó, để khắc phục những bất lợi và khó khăn trong canh tác nhằm tăng năng suất, sản lượng, tăng hiệu quả kinh tế thì việc hỗ trợ kỹ thuật cũng như việc áp dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất là cần thiết.

Tại buổi toạ đàm, nông dân đã hỏi và được các nhà khoa học trả lời trực tiếp, cụ thể các câu hỏi xoay quanh chủ đề thâm canh lúa hè thu như: chọn giống, bón phân, chăm sóc, quản lý nước, sâu bệnh, các biện pháp tăng năng suất lúa; các câu hỏi về sản xuất ở những vùng khó khăn như: khô hạn, ngập úng, nhiễm phèn; ngộ độc hữu cơ… hay các vấn đề liên quan đến quá trình sinh trưởng cây lúa, thuốc bảo vệ thực vật.

Tuy chương trình trực tiếp với thời lượng không dài (khoảng 45 phút), nhưng có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giúp nông dân giao lưu, trao đổi ý kiến, nắm bắt các tiến bộ kỹ thuật, giải quyết tức thời những vấn đề khó khăn phát sinh trong quá trình sản xuất.


Related news

Bắt Quả Tang Một Cơ Sở Bơm Tạp Chất Vào Tôm Bắt Quả Tang Một Cơ Sở Bơm Tạp Chất Vào Tôm

Nhận được tin báo, lúc 10g 20 phút ngày 24/7/2014, đội Quản lý thị trường số 4 kiểm tra cơ sở làm tôm của ông Đinh Hữu Điền (ấp Sơn Đông, xã Thanh Đức- Long Hồ - Vĩnh Long) phát hiện hơn 30 nhân viên đang trực tiếp bơm tạp chất (gồm thạch rau câu và một bịch bột màu trắng không nhãn mác) vào tôm để tăng trọng lượng.

Monday. July 28th, 2014
Sáng Chế Lò Ấp Trứng Nhiệt Sinh Học Sáng Chế Lò Ấp Trứng Nhiệt Sinh Học

Hơn 2 năm mày mò tự nghiên cứu, anh Vũ Quốc Đạt, thôn Nho Quan, xã Tam Đa (Sơn Dương - Tuyên Quang) đã sáng chế thành công máy ấp trứng nhiệt sinh học sử dụng nguồn nhiệt từ hầm biogas, tiết kiệm lượng điện năng tiêu thụ.

Friday. April 4th, 2014
Sóc Trăng Giới Thiệu Một Số Giống Cỏ Trong Chăn Nuôi Bò Sữa Sóc Trăng Giới Thiệu Một Số Giống Cỏ Trong Chăn Nuôi Bò Sữa

Hiện nay chăn nuôi gia súc nhai lại trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng phát triển rất nhanh, đặc biệt là đàn bò sữa chiếm khoảng 4.700 con, do đó nhu cầu thức ăn xanh cung cấp cho chăn nuôi là rất lớn. Đặc biệt khi dự án phát triển đàn bò sữa toàn tỉnh lên 17.000 con năm 2020 và sản lượng sữa đạt 23.000 tấn thì nhu cầu cỏ cho chăn nuôi càng bức thiết hơn.

Monday. July 28th, 2014
Đo Chữ Đường Cây Mía Thiếu Minh Bạch Nông Dân Chịu Thiệt Đo Chữ Đường Cây Mía Thiếu Minh Bạch Nông Dân Chịu Thiệt

Đã qua, người trồng mía trong tỉnh Cà Mau lao đao vì giá mía giảm. Đã vậy, họ còn bị nhà máy đường Thới Bình tính chữ đường thấp, làm cho nhiều hộ nông dân không còn mặn mà với cây mía. Diện tích trồng mía vì vậy ngày càng thu hẹp.

Friday. April 4th, 2014
Tỷ Phú Hồi Đất Đồng Văn (Quảng Ninh) Tỷ Phú Hồi Đất Đồng Văn (Quảng Ninh)

Đồng Văn là xã trồng nhiều hồi nhất ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) với khoảng 2.000ha. Những năm qua, ý thức được việc phải khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nhiều hộ gia đình đã tích cực chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng để trồng hồi, quế.

Monday. July 28th, 2014