Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Chuyển đổi đất lâm nghiệp kiểm soát chặt để không làm mất rừng

Chuyển đổi đất lâm nghiệp kiểm soát chặt để không làm mất rừng
Tác giả: Đình Thắng
Ngày đăng: 10/12/2015

Ông Nguyễn Bá Ngãi - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) đánh giá, có nhiều mô hình sản xuất kinh doanh, liên kết liên doanh trong sản xuất lâm nghiệp hiệu quả.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Hữu Hải – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kom Tum cho rằng: “Việc giao đất trồng rừng cho người dân không hiệu quả, việc vận chuyển gỗ nguyên liệu đến nhà máy chế biến rất tốn kém do phải đi xa, thậm chí đi sang các tỉnh lân cận nên chi phí vận chuyển rất cao, vì vậy người dân gần như không mặn mà với việc trồng rừng sản xuất”.

Ông Hoàng Việt Cường – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết thêm: “Chi phí vận chuyển từ vùng khai thác rừng đến nhà máy người dân chiếm khoảng 40% vì thế các hộ trồng rừng được hưởng rất ít lợi ích.

Tôi cho rằng Nhà nước cần có chính sách phát triển hệ thống hạ tầng, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến.

Nếu Nhà nước đầu tư 100 tỷ đồng để làm đường thì người trồng rừng sẽ được lợi 350 tỷ đồng”.

Để giải quyết bài toán tăng thu nhập cho người trồng rừng, ông Đặng Huy Hậu – Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh nêu quan điểm: “Nếu chỉ trồng rừng đơn thuần, người dân vẫn sẽ đói dài.

Để thu hút được người dân trồng và bảo vệ rừng, cần cho họ thấy giá trị của việc trồng rừng.

Bên cạnh đó cần tạo thêm thu nhập cho các hộ trồng rừng bằng cách phát triển các sản phẩm phụ từ rừng nhằm tăng thêm nguồn thu ổn định hàng năm cho người dân.  Thấy có lợi ích từ việc trồng rừng người dân sẽ chủ động xin giao đất”.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho hay: “Trong giai đoạn 2016-2020 đề nghị Bộ NNPTNT có giải pháp nhằm nâng cao công tác tuyên truyền và nhận thức về vai trò, vị trí của việc bảo vệ và phát triển rừng  bền vững.

Hết năm 2016 phải hoàn thành công tác rà soát quy hoạch và kiểm kê về rừng; kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đất lâm nghiệp sang diện tích khác, nếu không có kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi thì chúng ta sẽ tiếp tục mất rừng.

Kêu gọi xã hội đầu tư vào ngành lâm nghiệp nhiều hơn nữa”.

 Thu nhập đời sống của người dân từng bước được tăng lên, đã có nhiều hộ gia đình khá lên nhờ trồng rừng thâm canh, như Quảng Trị, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Cà Mau… có nhiều mô hình sản xuất lâm nghiệp cho thu nhập trên 100 triệu/ha/năm”.

 


Có thể bạn quan tâm

Minh Thanh Phát Triển Kinh Tế Rừng Minh Thanh Phát Triển Kinh Tế Rừng

Xã Minh Thanh (Sơn Dương) có diện tích rừng chiếm 2/3 diện tích đất tự nhiên. Nhân dân đã tập trung phát triển kinh tế rừng, thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ và phát triển rừng, coi đây là mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương..

25/07/2014
Phát Triển Rừng Gắn Với Giảm Nghèo Phát Triển Rừng Gắn Với Giảm Nghèo

Để bảo vệ và phát triển rừng bền vững, từ nhiều năm nay, Đảng và Chính phủ đã có nhiều biện pháp, giải pháp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các hộ dân đang sống trong rừng, sống gần rừng và hàng ngày vì mưu sinh đang có những tác động tới rừng.

08/08/2014
Triển khai cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng Triển khai cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng

Cuối tuần qua, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn đã chủ trì hội nghị Triển khai thực hiện Nghị định 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020.

06/10/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.