Chuối xuống giá vì... nắng nóng
Gặp phóng viên, anh Hồ Văn Bồng (thôn Bản 1, xã Thuận, huyện Hướng Hóa) than thở: “Giá chuối xuống thấp quá, 1 kg chỉ 2.000 đồng mà còn bị chê lên chê xuống. Chuối để hàng ngày chín hết, nhưng bán thì giá quá thấp không bán được.
Bây giờ lên vườn, chỗ nào gần thì mình chặt chuối về cho bò, dê ăn, chỗ nào xa quá thì mình vứt luôn”. Không chỉ anh Bồng, những người nông dân vùng cao này vốn quen với việc đồng áng, giờ phải đứng trước bài toán nan giải cho cây chuối: Bán thì không được, mà để lại thì nguy cơ mất trắng là rất lớn.
Chị Nguyễn Thị Thanh Thủy - một thương lái thu mua chuối, cho biết: “Thời tiết nắng nóng, xe chuối chưa chạy qua tới Trung Quốc, Thái Lan thì chuối đã chín rụi hết rồi, khó bán, dễ bị lỗ, nên lái buôn họ không chịu mua chuối cho mình.
Ông Nguyễn Ngọc Khả - Trưởng phòng NNPTNT huyện Hướng Hóa cho biết, chuối là cây chủ lực đang được khuyến khích trồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao tại huyện. Toàn huyện có khoảng 2.000ha chuối. Người dân sang tận Lào liên doanh trồng chuối xuất qua Trung Quốc, Thái Lan theo đường tiểu ngạch với giá bình quân 5.000 đồng/kg.
Tuy nhiên thời điểm này do thời tiết nắng nóng kéo theo giá chuối xuống thấp còn 2.000 đồng/kg, khiến đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Chính quyền địa phương đang vận động người dân tiếp tục chăm sóc vườn, rẫy, nhằm đảm bảo năng suất chất lượng, chờ giá cả ổn định.
Related news
Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho biết mới đây hiệp hội đã tiến hành khảo sát tình hình chăn nuôi của người dân trên địa bàn huyện Thống Nhất. Theo đó, trên 90% các trang trại gà của huyện đã chuyển sang nuôi gia công cho các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.
Theo phản ánh của người dân, từ trước Tết Giáp Ngọ 2014, trên tuyến kênh TN17 thuộc địa bàn huyện Châu Thành (Tây Ninh), đoạn từ K7 đến K10+300 qua các xã Thái Bình, An Bình và Thanh Điền xuất hiện nhiều bao tải chứa vịt chết bị vứt xuống dòng kênh.
Bộ Y tế có công điện số 441/CĐ-BYT gửi Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống và sẵn sàng ứng phó dịch bệnh do cúm A(H7N9) và các chủng virus cúm từ gia cầm lây sang người.
Bất chấp ô nhiễm môi trường và nguy cơ lây lan dịch cúm gia cầm, nhiều người ở ĐBSCL vẫn bỏ ra hàng trăm triệu đồng, thậm chí cả tỉ đồng, để xây nhà dụ chim yến giữa khu dân cư
Năm 2014 được dự báo là một năm đầy khó khăn, thách thức với ngành chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập sâu với khu vực và thế giới. Bởi vậy, yêu cầu đặt ra cho ngành chăn nuôi là phải đẩy mạnh tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng sức cạnh tranh.