Chuối Tết Khan Hiếm, Lăm Le Tăng Giá Cả Chục Lần

Thời điểm này vẫn còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng giá chuối chưng Tết ở TP HCM đã lăm le tăng giá gấp cả chục lần vì khan hiếm
Hiện tại, giá chuối các loại bán trên thị trường chỉ khoảng 15.000 - 30.000 đồng/nải nhưng giới kinh doanh dự đoán, với tình trạng khan hiếm chuối như hiện nay, đến Tết mỗi nải chuối có thể tăng gấp 10 lần, tức khoảng 150.000 - 300.000 đồng/nải.
Thời điểm này, một số thương lái đã lặn lội đến tận các vườn chuối ở huyện Bến Lức, Cần Giuộc (Long An) để đặt hàng trước dù chuối còn khá non. Mỗi buồng chuối xanh từ 6 - 7 nải được chủ vườn ra giá gần 1 triệu đồng.
Nhiều chủ sạp hàng trái cây chợ Đầu mối Nông sản Hóc Môn phải xuống các vườn tại tỉnh Bến Tre, Tiền Giang săn hàng. “Năm nay, nhiều nhà vườn ký hợp đồng với các đầu mối phía Bắc để xuất khẩu nên chuối vườn hiện nay rất hiếm, chỉ còn chuối cam, dạ hương” - anh Vũ, chủ vựa trái cây ngao ngán.
Chị Quỳnh Liên, ngụ phường Tân Quy, quận 7, cho biết chị vừa đi chợ nghe tiểu thương nói Tết này giá chuối để chưng sẽ tăng mạnh. "Nhưng dù giá có tăng cao bao nhiêu thì cũng phải ráng mua ít nải chuối xanh về để thờ cúng ông bà. Tết nhất mà trên bàn thờ không có loại trái cây này thì kỳ lắm” - chị Liên chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh đến nay toàn tỉnh có 17,16 ha diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng tại hai huyện Kỳ Anh và Lộc Hà, thiệt hại hơn 400 vạn con giống.

Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ đã nghiên cứu thành công quy trình cho sinh sản nhân tạo, ấp nở và ương nuôi cá bột đối với nguồn cá đối bố mẹ thành thục được chọn từ tự nhiên. Theo TS Lê Quốc Việt cùng nhóm cộng sự, cá đối mẹ có trọng lượng 250g, cho đẻ trên 300.000 trứng, tỷ lệ nở khoảng 50%. Cá bột lớn nhanh, đạt kích cỡ 1,1 - 1,3cm và tỷ lệ sống 20% - 40% sau ba tuần tuổi.

Từng niên vụ, tổ luôn bám sát các bộ giống thích nghi do Cục Khuyến nông khuyến cáo; phối hợp chặt chẽ với trung tâm giống nông nghiệp sở tại và tiến hành nhân giống lúa cấp xác nhận phục vụ nhu cầu sản xuất.

Vụ nuôi tôm năm nay, xã Phước Hòa (huyện Tuy Phước - Bình Định) thả nuôi trên diện tích 327 ha, trong đó có 15 ha vùng Kim Đông nuôi theo phương thức bán thâm canh (BTC), 20ha nuôi quảng canh cải tiến đơn tôm, diện tích còn lại nuôi tôm xen với các đối tượng thủy sản khác.

Hàng trăm ha dừa, mía và đất ruộng tại nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long biến thành ao nuôi cá lóc trong thời gian ngắn. Diện tích nuôi cá không ngừng tăng lên nhưng các địa phương vẫn gặp khó trong việc quản lý.