Chuẩn Bị Ruộng Nuôi Tôm Càng Xanh Luân Canh

Tôm càng xanh phân bố rộng ở các khu vực như Nam Á và Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương, Bức châu Úc, Nam Trung Quốc và Đài Loan, từ vùng nhiệt đới đến cận nhiệt đới. Môi trường sống của tôm càng xanh đa dạng trong thủy vực nước trong cũng như nưcớ đục.
Có thể nuôi tôm càng xanh bằng hình thức luân canh. Nơi nuôi tôm phải có nguồn nước đảm bảo cấp tiêu chủ động. Nguồn nước không bị ảnh hưởng bởi nước thải công nghiệp và nước bẩn.
1.Diện tích ruộng nuôi
- Diện tích ruộng nuôi tùy theo từng điều kiện cụ thể, thường dao động từ 0,5-5 ha.
- Ruộng nuôi tôm phải có đê bao đảm bảo giữ mức nước trên ruộng tối thiểu 0,5m đối với ruộng có mương bao và 0,8m đối với ruộng không mương bao.
- Đối với ruộng nuôi có mương bao, diện tích mương bao chiếm 20-25% tổng diện tích ruộng. Đối với ruộng không có mương bao, tốt nhất nên có một khu vực ương riêng. Vị trí ao ương nên bố trí nằm ngay bên vạnh ao nuôi.
- Cần thiết kế cống cấp và thoát riêng cho ruộng nuôi tôm để thuận lợi cho việc cấp tiêu chủ động.
2.Chuẩn bị ruộng nuôi
Trước khi đưa tôm vào ruộng nuôi, cần thực hiện các công việc sau:
- Sau khi thu hoạch lúa, phải dọn sạch gốc rạ, trải đều rơm ra khắp ruộng và đốt trước khi đưa tôm lên ruộng 7 ngày. Ngoài ra phải dọn sạch cỏ xung quanh bờ bao, sên vét bùn đáy ở mương bao.
- Bón vôi: sử dụng CaO, liều lượng 10-15 kg/100m2. Cách rải vôi: rải khắp mương bao và bờ ruộng.
- Trước khi đưa tôm vào nuôi, phải phơi mương bao 2-3 ngày.
- Công việc cuối cùng là cấp nước vào ruộng. Nước cần phải được lọc qua lưới lọc mịn để ngăn rác và địch hại. Khi nước trong mương bao đạt 1-1,2m hay 0,8m (đối với ruộng không có mương bao), sau 2-3 ngày thì tiến hành thả giống.
3. Mùa vụ nuôi
Mô hình 1 vụ lúa đông xuân, 1 vụ tôm, thường bắt đầu thả giống vào tháng 3-4, sau khi thu hoạch lúa đông xuân, thời gian nuôi từ 5-6 tháng.
Có thể bạn quan tâm

Một nhà nghiên cứu Ôxtrâylia tin rằng hải sâm có thể cứu các trang trại nuôi tôm bỏ hoang ở miền Trung Việt Nam.

Trong những năm gần đây phong trào nuôi tôm càng xanh phát triển mạnh và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều nông dân.

Mực nước lũ ở khu vực ĐBSCL những năm gần đây luôn ở mức thấp, không đủ để tràn đồng, ảnh hưởng không nhỏ đến nghề nuôi tôm càng xanh của bà con nơi đây.

Mô hình nuôi tôm càng xanh trong ao tôm sú giúp người nuôi thủy sản đa dạng hóa đối tượng vật nuôi, cắt được mầm bệnh trong ao tôm sú, giảm rủi ro

Ương tôm càng xanh trong ao nổi lót bạt, điều chỉnh độ lợ của nước là cách giúp bà con nông dân có năng suất thu hoạch cao.