Trang chủ / Hải sản / Tôm càng xanh

Ứng dụng kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực

Ứng dụng kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực
Tác giả: Bùi Định
Ngày đăng: 20/08/2020

Năm 2019, Trung tâm Khuyến Nông Thái Bình triển khai xây dựng mô hình “Nuôi thương phẩm tôm càng xanh toàn đực trong ao đất”, tại xã Thụy Liên, huyện Thái Thụy và xã Thái Hưng, huyện Hưng Hà để làm cơ sở khuyến cáo áp dụng vào sản xuất, mở rộng diện tích trong những năm tiếp theo.

Mô hình nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi, giúp cho người nuôi thủy sản lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp để phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Theo kỹ sư Bùi Bá Duyên, Trung tâm Khuyến nông Thái Bình, sau 8 tháng triển khai mô hình trên diện tích 4.000 m2 (2 ao), độ sâu mực nước thường xuyên duy trì từ 1,2 - 1,5 m, số giống thả 60.000 con, mật độ nuôi 15 con/m2, sử dụng thức ăn dùng cho TTCT có hàm lượng đạm từ 40 - 48%, từ số 0 đến số 4 và được chia làm 3 giai đoạn, trong quá trình nuôi thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi và độ sâu mực nước để điều chỉnh kịp thời, kiểm tra sàng ăn để đánh giá lượng thức ăn thừa hay thiếu để điều chỉnh cho phù hợp, định kỳ 4 lần/tháng sử dụng chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường ao nuôi tạo thức ăn tự nhiên cho tôm, hàng tháng cấp và thay nước theo định kỳ để kích thích tôm lột xác, trộn Vitamin C và thuốc phòng bệnh cho tôm ăn vào những thời điểm giao mùa.

Kết quả đạt được về chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như sau: Tỷ lệ sống trung bình 65,5%; cỡ tôm thu hoạch trung bình 30 con/kg; tiêu tốn thức ăn 2,5 kg thức ăn/kg tăng trọng; giá bán 210.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí mô hình thu lãi 95.605.000 đồng. Qua đó mô hình được đánh giá là rất phù hợp với điều kiện sản xuất nông hộ, đầu tư không cao, giá tôm ổn định, ít dịch bệnh và có khả năng nhân rộng và phát triển tại Thái Bình.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi việc triển khai mô hình vẫn còn gặp nhiều khó khăn đó là mùa vụ phụ thuộc vào thời tiết, con giống tại miền Bắc chưa chủ động được phải nhập từ tỉnh ngoài; do đó giá thành cao và chất lượng cũng không đảm bảo, ảnh hưởng đến mùa vụ; tỷ lệ sống và hiệu quả quá trình nuôi, khi thu hoạch phải thu đồng loạt nên bị tiểu thương ép giá.

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực đã mở ra hướng đi mới cho NTTS tại Thái Bình, tạo cơ sở để người dân mạnh dạn đầu tư các đối tượng thủy, đặc sản; nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi để cung cấp cho thị trường nguồn thực phẩm chất lượng, nâng cao đời sống của người dân.


Có thể bạn quan tâm

Thay vì chọn đực, nuôi tôm càng xanh toàn cái có hiệu quả hơn không? Thay vì chọn đực, nuôi tôm càng xanh toàn cái có hiệu quả hơn không?

Israel phát triển kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn cái, thích hợp nuôi mật độ cao hơn nuôi toàn đực.

02/07/2020
Kết hợp chế phẩm sinh học trên tôm càng xanh Kết hợp chế phẩm sinh học trên tôm càng xanh

Giới thiệu vai trò toàn diện của Clostridium butyricum và emodin trên tôm càng xanh và cho biết chính xác liều lượng sử dụng để đem lại hiệu quả tối ưu.

06/07/2020
Nitrat (NO3) tưởng không hại nhưng hại không tưởng Nitrat (NO3) tưởng không hại nhưng hại không tưởng

Khi đạt đến mức giới hạn Nitrat sẽ gây độc rất lớn với tôm càng xanh giai đoạn ấu trùng.

25/07/2020