Chuẩn bị chè giống thay thế chè bị chết do hạn
Những diện tích chè trên đất bằng bị chết nhiều hơn chè đồi do chịu nhiệt cao hơn từ mặt trời. Trong đó nhiều diện tích chè đang kinh doanh bị chết hẳn. Đây là tổn thất lớn đối với người dân sống bằng thu nhập cây chè bởi 1 ha chè bình quân thu nhập một tháng từ 9 -10 triệu đồng. Hiện bà con các xã đã nhổ bỏ gốc chè chết, cải tạo lại đất, đặc biệt là nhiều hộ nông dân Cẩm Sơn đã chuẩn bị các vườn chè giống mới để “ lấp đầy” các diện tích chè bị chết.
Đợt hạn vừa qua Cẩm Sơn đã bị thiệt hại gần 50 ha chè. Vượt lên khó khăn, nông dân thôn Cẩm Thắng, xã Cẩm Sơn đã ươm chè giống chuẩn bị phục vụ trồng lại cho diện tích chè bị chết của xã.
Vườn ươm chè giống của Chị Hiền ở thôn 1.5 Cẩm Sơn với 40 vạn bầu chè.
Theo ông Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Sơn thì ươm chè giống mất 10 tháng, khoảng tới tháng 2 mới có chè giống xuất bán. Với hơn 250 ha, cây chè là một trong những cây trồng chủ lực của xã Cẩm Sơn.
Related news
Hội thảo “Loại bỏ chất cấm trong chăn nuôi” diễn ra tại TP HCM sáng 28/10.
Tỉnh Thanh Hóa đã rà soát, quy hoạch phát triển vùng rau an toàn (RAT), ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích người trồng RAT, như: Hỗ trợ đất đai, chuyển giao khoa học công nghệ, liên kết đấu mối với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho người dân,...
Tại xã Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai), dù trong mùa mưa nhưng nông dân đã áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật để trồng, chăm sóc nên năng suất rau giảm không đáng kể.
Triển khai các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đạt hiệu quả trên mỗi vụ sản xuất rau, nông dân Lâm Đồng đã giảm từ 8 - 15 lần phun thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời tăng thêm giá trị lợi nhuận từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng/ha.
Rau trái vụ trên vùng cát xã Điền Lộc (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) thực sự đã trở thành một đặc sản mang lại giá trị kinh tế khá cao cho người dân nơi vùng đất này.