Chưa phát hiện kháng sinh và chất cấm sử dụng trong sản phẩm nông lâm thủy sản
Cụ thể, kết quả phân tích 29/32 mẫu tôm nuôi tại các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước và TP Quy Nhơn không phát hiện các chỉ tiêu gây ô nhiễm môi trường (Pb, Hg, gốc Chlor hữu cơ) và không phát hiện dư lượng hóa chất, kháng sinh hạn chế và cấm sử dụng (Tetracyclines, Chloramphenicol, Malachite Green…).
Trong khi đó, kết quả phân tích các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm đối với 36/54 mẫu rau, thịt và sản phẩm từ thịt được lấy tại các chợ, cơ sở sản xuất, kinh doanh của một số địa phương trong tỉnh cũng chưa phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất kháng sinh cấm (Clenbutrol và Sabutalmol);
Chỉ có 1/12 mẫu rau và 2/12 mẫu thịt được phát hiện E.coli vượt ngưỡng quy định; 1/12 mẫu nem chả có Natri benzoate, Poly photphat vượt ngưỡng cho phép.
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc do Bộ NN&PTNT tổ chức trong tuần này đã đưa ra thông tin cảnh báo về tình trạng sản phẩm nhiễm dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm và hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật tại một số tỉnh, thành phố.
Đặc biệt, một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y sử dụng chất cấm, có nguy cơ gây ung thư.
Có thể bạn quan tâm
Giá dê giống cũng đang ở mức khá cao, từ 150.000-200.000 đồng/kg, thậm chí cao hơn, do hiện nay có khá nhiều người tìm mua dê giống để nuôi vì thấy đầu ra dê hơi thời gian qua khá tốt. Trong đó, giống dê Boer đang có giá cao và được nhiều người chọn mua về nuôi vì dê có đặc tính dễ ăn và mau lớn.
Đầu năm 2014, huyện Dầu Tiếng tiếp tục phê duyệt cho xã Thanh Tuyền chuyển đổi 38 ha đất lúa, đất vườn không hiệu quả sang trồng cây măng cụt. Theo quy hoạch tổng thể của dự án, diện tích măng cụt của xã Thanh Tuyền sẽ phát triển lên 150 ha.
Thời gian trước, nhà vườn ở huyện Lai Vung gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý diện tích vườn bị già cỗi. Nhiều diện tích vườn phải đốn bỏ do năng suất kém mà nguyên nhân chủ yếu do tình trạng nghèo kiệt chất hữu cơ trong đất.
Đây là 1 trong 2 mô hình thí điểm đầu tiên trên vùng biển Thừa Thiên Huế cũng như toàn quốc về việc giao quyền khai thác thủy sản vùng biển ven bờ cho người dân. Cộng đồng ngư dân phối hợp cùng Nhà nước quản lý ngư trường.
Để tránh tình trạng hàng đưa sang Trung Quốc bị trả về thậm chí bị tiêu hủy, Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu Chi cục và các doanh nghiệp xuất khẩu kiểm tra chặt chẽ các lô hàng xuất khẩu sang Trung Quốc trong đó, đặc biệt chú ý đến hai loại rệp sáp do Trung Quốc thông báo. Lô hàng nào bị nhiễm cần có biện pháp xử lý sao cho phù hợp.