Chưa phát hiện kháng sinh và chất cấm sử dụng trong sản phẩm nông lâm thủy sản
Cụ thể, kết quả phân tích 29/32 mẫu tôm nuôi tại các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước và TP Quy Nhơn không phát hiện các chỉ tiêu gây ô nhiễm môi trường (Pb, Hg, gốc Chlor hữu cơ) và không phát hiện dư lượng hóa chất, kháng sinh hạn chế và cấm sử dụng (Tetracyclines, Chloramphenicol, Malachite Green…).
Trong khi đó, kết quả phân tích các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm đối với 36/54 mẫu rau, thịt và sản phẩm từ thịt được lấy tại các chợ, cơ sở sản xuất, kinh doanh của một số địa phương trong tỉnh cũng chưa phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất kháng sinh cấm (Clenbutrol và Sabutalmol);
Chỉ có 1/12 mẫu rau và 2/12 mẫu thịt được phát hiện E.coli vượt ngưỡng quy định; 1/12 mẫu nem chả có Natri benzoate, Poly photphat vượt ngưỡng cho phép.
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc do Bộ NN&PTNT tổ chức trong tuần này đã đưa ra thông tin cảnh báo về tình trạng sản phẩm nhiễm dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm và hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật tại một số tỉnh, thành phố.
Đặc biệt, một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y sử dụng chất cấm, có nguy cơ gây ung thư.
Related news
Nhận thấy hiệu quả và ưu điểm của giống vịt Khakicampell nên người chăn nuôi ở nhiều địa phương đã chủ động chuyển đổi giống, nhưng lại gặp nhiều khó khăn vì giống vịt này hiện đang rất khan hiếm.
Theo Bộ Công thương, ước tính khối lượng gạo xuất khẩu tháng 12-2013 đạt 396 nghìn tấn, đạt kim ngạch 204 triệu USD, đưa tổng số lượng gạo xuất khẩu cả năm đạt hơn 6,61 triệu tấn, với trị giá 2,95 tỷ USD.
Gạo được trồng theo phương thức hữu cơ có màu sắc sáng đẹp hơn, hương thơm hơn. Khi cắn hạt gạo, gạo chắc và có vị ngọt hơn. Cơm nấu để qua đêm trong tủ lạnh vẫn thơm dẻo.
Hiện nay, nguồn cá đồng ở địa phương ngày càng được phát triển. Nếu như năm 2011, việc nuôi cá bổi thâm canh chỉ diễn ra nhỏ lẻ, khoảng 30 ha thì năm 2013, diện tích nuôi cá bổi tăng thêm 8 ha. Không chỉ đối với nuôi thâm canh mà hình thức nuôi cá bổi công nghiệp cũng ngày càng được mở rộng.
Sau 4 năm triển khai thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020”, toàn tỉnh có 20.638 lao động được đào tạo nghề. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, trên 71% lao động sau học nghề có việc làm, tăng thu nhập. Đây là nỗ lực không nhỏ trong công tác đào tạo nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn.