Chữa Ngộ Độc Sắn Ở Lợn

Ngộ độc sắn thường xảy ra ở lợn, đặc biệt là ở vùng trung du, miền núi, nơi trồng nhiều sắn.
1.Nguyên nhân
Nguyên nhân lợn bị ngộ độc sắn chủ yếu là do lợn ăn sắn có cả vỏ. Vỏ sắn có chứa nhiều axit xyanhydric (HCN). Chất này rất độc đối với cơ thể vì nó có khả năng tác động làm ngừng hoạt động men peroxydaza. Khi đó Hemoglobin không kết hợp được với oxy và cũng không giải phóng được nhóm cacboxy ra khỏi Hemoglobin nên lượng cacboxy - Hemeglobin (Hb-COO) ngày càng tăng trong máu. Sự tăng quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể dẫn tới các phản ứng oxy hóa khử của quá trình sinh tổng hợp hoặc quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ không thực hiện được.
Lợn tử vong trong trạng thái tế bào, mô bào thiếu oxy, biểu hiện con vật toàn thân tím tái, máu đen sẫm do lượng CO2 trong máu quá nhiều. Ngoài ra lợn còn bị ngộ độc do ăn phải các loại thức ăn, nước uống bị phun thuốc trừ sâu như DDT, 666, Diptex… Các loại thuốc độc này có tác dụng phong bế hoạt động của hoạt chất trung gian hóa học giữa các đầu nối dây thần kinh đó là Cholinesteraza.
Trong trường hợp này, thần kinh giao cảm bị kích thích, con vật sùi bọt mép, đồng tử co hẹp, toát mồ hôi, nhu động ruột tăng và tăng bài tiết phân, nước tiểu. Mặt khác thuốc độc tác động hủy hoại tế bào gan, làm cho gan mất khả năng giải độc những chất độc do quá trình trao đổi chất sinh ra. Do đó, gia súc ngộ độc thuốc sâu chết nhanh hơn nếu không được cấp cứu kịp thời.
2.Điều trị
Để điều trị ngộ độc nói trên, trước hết phải hủy bỏ những thức ăn bị nhiễm độc và loại trừ những thức ăn có độc mà lợn đã ăn vào cơ thể bằng biện pháp gây nôn. Thường dùng Apomocphin với liều 20mg/con. Sau đó dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: Chữa ngộ độc sắn
Bột dong ta (củ hoàng tinh) 100g
Nước sạch 200ml
Rửa sạch, giã nhuyễn, hòa với nước và lọc lấy nước cho lợn uống một lần. Sau đó cứ cách 1 giờ cho uống một lần. Thường sau 30-60 phút sẽ có hiệu quả.
Bài 2:
Mật mía hoặc đường các loại 100g
Nước sạch 300ml
Hòa tan mật mía với nước cho uống liên tục trong ngày.
Bài 3:
Lá khế giã nhuyễn 500g
Nước sạch 300ml
Lá khế rửa sạch, giã nhỏ, hòa với nước và vắt lấy nước cho uống liên tục trong ngày.
* Ta có thể dùng phương pháp tây y để cấp cứu bệnh súc theo nguyên tắc giải độc chung.
-Rửa sạch dạ dày, ruột để đẩy hết chất độc trong ống tiêu hóa.
-Sử dụng các thuốc chống trụy tim mạch, suy hô hấp như Cafein, Spactein, Adrenalin…
-Trợ lực bằng dung dịch Glucoza ưu trương và các vitamin cần thiết.
Related news

Ngô là cây trồng có tiềm năng năng suất rất cao, đồng thời cũng lại có nhu cầu dinh dưỡng rất lớn. Hiện tại trên thế giới năng suất kỷ lục của ngô là 212 tạ/ha (7,8 tạ/sào Bắc Bộ) và với năng suất này thì nhu cầu về dinh dưỡng rất lớn. Tuy nhiên, trung bình với năng suất 6 tấn/ha, cây ngô hút 155kg N (337kg urê), 60kg P2O5 (360kg supe lân) và 115kg K2O (192kg kali clorua), còn nếu tính cho 1 sào Bắc Bộ thì với năng suất 220kg cần 12,5kg đạm urê, 13kg supe lân và 7kg kali clorua.

I. Đặc điểm: - Thời gian sinh trưởng từ 90 – 95 - Chiều cao cây: 180 – 200 cm - Chiều cao đóng trái: 90 – 95 cm - Dạng hạt nửa đá, răng ngựa, màu vàng da cam

* Cách bón: phân chuồng vôi, phân lân bón lót toàn bộ. Làm cỏ bón phân lần 1: 10 – 12 ngày sau gieo, bón 1/4 lượng phân đạm,làm cỏ bón phân lần 2: sau gieo 22 – 25 ngày bón 1/2 lượng đạm và 3/4 lượng Kali, vun gốc cao. Bón phân lần 3: 45- 50 ngày sau gieo bón nốt lượng phân còn lại.

Bắp non hay còn gọi là bắp rau là sản phẩm rau cao cấp được ưa chuộng trên thị trường quốc tế và trong nước. Bắp non ngày càng được tiêu thụ mạnh, vì bắp non vừa ngon vừa bổ lại vừa an toàn hơn so với các loại rau khác. Tuy nhiên, trồng bắp non không phải chỉ đơn giản là trồng bắp rồi thu hoạch lúc non là được, mà nó đòi hỏi phải tuân thủ theo một quy trình kỹ thuật riêng, kết hợp với giống bắp thích hợp mới cho ra sản phẩm bắp non vừa ngon, mẫu mã vừa đẹp và đạt năng suất cao đúng quy cách phẩm chất với yêu cầu ăn tươi và chế biến đóng hộp.

1. Giống: Sử dụng các giống ngô lai LVN10, Bioseed 9698. 2. Thời vụ: Gieo trồng từ ngày 15/7 đến ngày 30/7. 3. Làm đất: Cày bừa kỹ, sạch cỏ dại. 4. Lượng giống: Gieo trồng 1ha sử dụng từ 16 đến 17kg (lượng giống cho 1 sào từ 0,5-0,6kg). 5. Mật độ, khoảng cách: