Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chủ Động Phòng Chống Đói, Rét Cho Gia Súc

Chủ Động Phòng Chống Đói, Rét Cho Gia Súc
Ngày đăng: 21/11/2014

Hàng năm, cứ vào mùa đông giá rét, ở các địa phương trong tỉnh Yên Bái lại xảy ra tình trạng trâu, bò chết rét tập trung ở các huyện vùng cao như Trạm Tấu, Mù Cang Chải.

Theo dự báo, thời tiết vụ đông xuân năm nay tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khả năng rét đậm, rét hại dễ xảy ra. Để không xảy ra thiệt hại nặng nề sau các đợt rét đậm, rét hại như năm 2008 và năm 2011, các địa phương cần chủ động những biện pháp chăm sóc trâu, bò hiệu quả.

Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, đợt rét đậm rét hại lịch sử năm 2008 làm chết hơn 7.000 con gia súc và đến mùa đông 2011 vẫn còn 7.034 con gia súc chết rét tập trung ở các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn. Gia súc bị quật ngã trong giá rét không những đẩy nhiều nông dân nghèo rơi vào cảnh trắng tay mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu phát triển chăn nuôi của tỉnh.

Nguyên nhân gia súc chết rét một phần do khí hậu khắc nghiệt nhưng phần lớn là thói quen thả rông gia súc. Khi thời tiết chuyển rét, bà con không đưa gia súc về chuồng trại cùng với đó chưa chủ động dự trữ thức ăn cho trâu, bò. Sau những thiệt hại nặng nề đó, các địa phương đã rút ra những bài học quý giá nhằm giảm thiểu số lượng gia súc chết trong các mùa đông gần đây.

Đặc biệt, 3 năm trở lại đây, công tác phòng chống đói, rét cho gia súc đã được các ngành, địa phương chủ động triển khai. Ngay khi đang thu hoạch lúa mùa, chính quyền các địa phương đã chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động các biện pháp phòng chống đói, rét cho đàn gia súc.

Các huyện, thị chỉ đạo phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, trạm khuyến nông, trạm thú y tổ chức tập huấn, hướng dẫn người dân cách dự trữ thức ăn, che chắn chuồng trại cho trâu, bò.

Mùa đông những năm trước, huyện Trạm Tấu từng là địa phương chịu thiệt hại lớn về kinh tế khi trâu, bò bị chết rét hàng loạt. Để chủ động phòng tránh đói, rét cho đàn gia súc khi mùa đông đang đến gần, huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp với các xã tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi chủ động các biện pháp phòng chống đói, rét cho đàn gia súc; chỉ đạo các hội, đoàn thể, trưởng thôn, bản phải xuống từng nhà, hướng dẫn, vận động bà con làm chuồng trại che chắn và dự trữ thức ăn.

Đến nay, toàn huyện có gần 100% số hộ chăn nuôi gia súc chủ động dự trữ được nguồn thức ăn; trên 75% số hộ chăn nuôi trâu, bò, ngựa có chuồng trại nuôi nhốt, không chăn thả gia súc khi thời tiết lạnh giá, sương muối.

Tính riêng năm nay, Trạm Tấu làm trên 1.700 cây rơm dự trữ thức ăn cho trâu, bò trong mùa đông. Hàng năm, tỉnh đều dành nguồn kinh phí hỗ trợ các hộ dân dự trữ thức ăn bằng cây rơm, gia cố chuồng trại cho gia súc. Năm nay, tỉnh tiếp tục hỗ trợ 2.100 cây rơm cho người dân với mức hỗ trợ 300.000 đồng/cây, trong đó các huyện Văn Chấn, Mù Cang Chải, Trạm Tấu mỗi huyện được hỗ trợ 500 cây rơm.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cũng thành lập các đoàn kiểm tra công tác phòng chống đói rét, phòng chống dịch bệnh cho gia súc ở các địa phương.

Toàn tỉnh hiện có trên 2.800ha đất cỏ, trong đó diện tích cỏ trồng hiện có chiếm trên 88% là đất tận dụng diện tích bờ bãi và các bãi đất trống trong năm nên năng suất, sản lượng không ổn định.

Theo tính toán, sản lượng cỏ khai thác từ đồng cỏ và cỏ trồng hiện nay mới đáp ứng được khoảng 30% lượng thức ăn xanh cho gia súc. Ở nhiều nơi, kinh tế các hộ gia đình còn rất khó khăn nên việc hỗ trợ che chắn chuồng trại cho gia súc cũng như việc dự trữ cây rơm của các địa phương còn nhiều hạn chế.

Một bộ phận người dân còn coi nhẹ, không quan tâm đến việc chống rét cho trâu, bò nên mặc dù đã được phổ biến tuyên truyền, vận động nhưng vẫn không thực hiện.

Để khắc phục những hạn chế trên, các địa phương chú trọng thành lập, củng cố ban chỉ đạo phòng chống đói rét cho đàn gia súc; hướng dẫn cách phòng chống rét cho vật nuôi đến tận thôn bản.

Cán bộ ngành nông nghiệp cần hướng dẫn người dân các biện pháp kỹ thuật như tổ chức tập huấn, phổ biến kinh nghiệm chống rét cho gia súc; chỉ đạo nhân dân xây dựng, gia cố, nâng cấp và che chắn chuồng trại bảo đảm chống rét, tránh mưa, gió lùa cho đàn gia súc và bảo đảm vệ sinh thú y. Chủ động nguồn thức ăn cho gia súc, các huyện, thị và nông dân cần thu gom, dự trữ, chế biến các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho đàn trâu, bò vào mùa khô và mùa đông.

Đối với các xã vùng cao, cần đưa gia súc thả rông trong rừng về chuồng trại trước khi mùa rét đến để tiện theo dõi và chăm sóc đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng trong cộng đồng dân cư để mọi người nêu cao cảnh giác, có ý thức phòng chống đói rét cho gia súc; cập nhập thông tin diễn biến thời tiết bất thường để kịp thời thông báo cho người dân có biện pháp phòng chống rét cho gia súc.

Các trung tâm khuyến nông, chi cục thú y cử cán bộ trực tiếp xuống cơ sở để hướng dẫn việc kiểm tra thực hiện công tác phòng chống đói rét cho gia súc, góp phần ổn định và phát triển ngành chăn nuôi.

Nguồn bài viết: http://www.baoyenbai.com.vn/12/118420/Chu_dong_phong_chong_doi_ret_cho_gia_suc.htm


Có thể bạn quan tâm

Nam Định phát triển hạ tầng nuôi trồng thủy sản Nam Định phát triển hạ tầng nuôi trồng thủy sản

Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở tỉnh Nam Định phát triển mạnh, đặc biệt các con nuôi có giá trị kinh tế cao như: ngao, tôm thẻ chân trắng, cá bống bớp, cua biển, cá lóc bông, cá diêu hồng… đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - ngư nghiệp, trực tiếp nâng cao đời sống của nông dân tại các địa phương.

08/05/2015
Chi cục Thủy sản Sơn La thả 1.000kg cá giống xuống hồ sông Đà Chi cục Thủy sản Sơn La thả 1.000kg cá giống xuống hồ sông Đà

Trong tháng 4, Chi cục Thủy sản Sơn La đã phối hợp với UBND các huyện: Mường La, Sông Mã, Quỳnh Nhai, thả 1.000kg cá giống các loại xuống hồ sông Đà để tạo nguồn lợi thủy sản cho nhân dân đánh bắt.

08/05/2015
Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cần sự góp sức của cả cộng đồng Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cần sự góp sức của cả cộng đồng

Nguồn lợi thủy sản của TP Cần Thơ được đánh giá phong phú, nhiều giống, loài có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, nguồn lợi này đang dần suy kiệt do không được bảo vệ và khai thác hợp lý. Nhằm khắc phục tình trạng trên, TP Cần Thơ đang nỗ lực tuyên truyền và đề ra nhiều giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc nuôi trồng, khai thác, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản...

08/05/2015
Bến Tre ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản Bến Tre ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản

Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản ở Bến Tre ngày càng phát triển theo hướng da dạng hóa đối tượng nuôi và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đạt các chứng nhận như: Global Gap, Viet Gap, ASC, MSC… Tuy chưa nhiều, nhưng hướng đi này được xem là phù hợp với yêu cầu của sự phát triển bền vững.

08/05/2015
Cần ngăn chặn việc khai thác, đánh bắt cá đồng bằng dụng cụ xung điện Cần ngăn chặn việc khai thác, đánh bắt cá đồng bằng dụng cụ xung điện

Vào những tháng mùa mưa, người dân khai thác nguồn cá non để bán ở các chợ. Còn mùa khô, khi nước trên các cánh đồng rút cạn thì cá nước ngọt tập trung ở các tuyến kênh, rạch mương, ao. Đây cũng là lúc người dân sử dụng các loại dụng cụ tự chế như cào điện, xiệc điện, các loại lưới có mắt lưới nhỏ, đặt vó… để đánh bắt nguồn cá này.

08/05/2015